[tintuc]
Chương
8
CÔNG
NGHỆ NUÔI CHIM YẾN
I. CÁC BƯỚC CỦA CÔNG NGHỆ NUÔI CHIM YẾN
Bây giờ ta bắt tay vào công việc nuôi chim yến, tức là thực thi công nghệ nuôi chim yến. Ta phải làm từng bước như sau:
1) Khảo sát, phát hiện địa điểm để làm nhà, xây dựng khu công nghiệp, khu sinh thái nuôi yến.
2) Quy hoạch, lập dự án, thiết kế.
3) Xây dựng nhà nuôi yến với các tiêu chuẩn xác định về vi khí hậu, vật lý, hóa học, sinh học.
4) Lắp đặt trang thiết bị gồm thanh làm tổ, hệ thống làm mát, hệ thống sưởi ấm (vùng khí hậu lạnh), hệ thống âm thanh dẫn dụ...
5) Phun rải các hóa chất .
6) Vận hành, quản lý, bảo dưỡng
7) Thu hoạch
8) Công nghệ sau thu hoạch, sơ chế, chế tác
Có thể bổ sung:
+ Công nghệ ấp, nuôi và luyện chim con; hiện ít dùng
vì chưa có hiệu quả kinh tế.
+ Công nghệ nuôi côn trùng, thức ăn cho chim yến: Hiện
các quốc gia nuôi chim yến chưa chú trọng vấn đề này, có lẽ vì nguồn thức ăn
thiên nhiên của chim yến còn quá dồi dào. Nhưng trong tương lai gần, yếu tố giới
hạn có thể sẽ là thức ăn. Hiện nay chúng tôi có thể chuyển giao Công nghệ nuôi
công nghiệp một số côn trùng không gây hại nông lâm nghiệp, không truyền bệnh
làm thức ăn nuôi Chim yến. Nguồn dinh dưỡng để nuôi côn trùng là phế thải nông
lâm nghiệp (mùn cưa, rơm rạ, trấu, cám, phế thải nhà máy rau quả, chế biến thủy
hải sản, phân gia súc gia cầm, phân trùn… ..)
Tại mỗi nước Đông Nam Á, và trong một nước có Sự khác nhau về chi tiết của công nghệ nuôi chim yến. Khi ứng dụng, Chuyển giao công nghệ vào thực tế thì tỷ lệ thành công rất thấp. Ví dụ kết quả tỷ lệ thành công ở Cần Giờ, Tp. Hồ Chí Minh: < 30 %; Kiên Giang: 5 %; Khánh Hòa: 10 %; Viện Công nghệ Hóa học: 98%. Kết cục này giống ở Malaysia trước đây: (Theo tài liệu của hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Malaysia) khu vực tự phát, cá nhân: 10% khu vực các công ty lớn, thuê khoa học công nghệ: 95%. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của khoa học công nghệ, trình độ chuyên gia trong công nghiệp nuôi chim yến.
Hiện nay về công nghệ chúng ta khắc phục được nhiều nhược điểm của các nước trên, phù hợp hơn với môi trường sinh thái Việt Nam; tốt hơn, rẻ hơn, bền hơn, cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Tại mỗi nước Đông Nam Á, và trong một nước có Sự khác nhau về chi tiết của công nghệ nuôi chim yến. Khi ứng dụng, Chuyển giao công nghệ vào thực tế thì tỷ lệ thành công rất thấp. Ví dụ kết quả tỷ lệ thành công ở Cần Giờ, Tp. Hồ Chí Minh: < 30 %; Kiên Giang: 5 %; Khánh Hòa: 10 %; Viện Công nghệ Hóa học: 98%. Kết cục này giống ở Malaysia trước đây: (Theo tài liệu của hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Malaysia) khu vực tự phát, cá nhân: 10% khu vực các công ty lớn, thuê khoa học công nghệ: 95%. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của khoa học công nghệ, trình độ chuyên gia trong công nghiệp nuôi chim yến.
Hiện nay về công nghệ chúng ta khắc phục được nhiều nhược điểm của các nước trên, phù hợp hơn với môi trường sinh thái Việt Nam; tốt hơn, rẻ hơn, bền hơn, cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Một số hình ảnh công nghệ nuôi ruồi quả làm thúc ăn
cho yến
II. LÀM NHÀ NUÔI CHIM YẾN
Làm nhà nuôi chim yến là một trong những bí quyết . thành công của nuôi chim yến. Nhìn nhà yến bên hàng xóm bạn thấy quá đơn giản: cũng chỉ gạch ngói tôn… thế là nhiều người về cũng vội làm theo, Nhưng không hiểu vì sao mãi không có chim yến ở. Bạn hãy xem kỹ phần dưới đây và sẽ hiểu bên trong cái nhà của mình khác nhà yến thế nào. Nếu ta có cái nhà làm đúng thì có khi không cần phải dùng loa phóng thanh phát tiếng chim, không cần hóa chất gì, chim yến cũng tự tìm đến ở. Chẳng phải đã có nhiều nhà bỏ hoang tự nhiên vẫn có chim đến ở đó thôi?
II. LÀM NHÀ NUÔI CHIM YẾN
Làm nhà nuôi chim yến là một trong những bí quyết . thành công của nuôi chim yến. Nhìn nhà yến bên hàng xóm bạn thấy quá đơn giản: cũng chỉ gạch ngói tôn… thế là nhiều người về cũng vội làm theo, Nhưng không hiểu vì sao mãi không có chim yến ở. Bạn hãy xem kỹ phần dưới đây và sẽ hiểu bên trong cái nhà của mình khác nhà yến thế nào. Nếu ta có cái nhà làm đúng thì có khi không cần phải dùng loa phóng thanh phát tiếng chim, không cần hóa chất gì, chim yến cũng tự tìm đến ở. Chẳng phải đã có nhiều nhà bỏ hoang tự nhiên vẫn có chim đến ở đó thôi?
Như thế mới thấy cái nhà quan trọng thế nào. Đơn giản
là nhà yến phải bảo đảm được các yếu tố như hang yến thiên nhiên: mát, ẩm, tối,
an toàn. Cụ thể phải bảo đảm đầy đủ các yếu tố sau:
1. Yếu tố an tòan: chắc chắn, chống trộm cắp, các kẻ phá hoại.
2. Yếu tố sinh học: chống xâm nhập của các kẻ thù của chim yến như cầy cáo, chuột, chó, mèo, cú, dơi diều hâu, tắc kè, thằn lằn… Thuận tiện với tập tính, cách bay khiến chim bay ra vào, sinh họat, làm tổ thuận lợi.
3. Yếu tố hóa học: không bị ô nhiễm hóa chất độc hại (như khói, thuốc sâu...). Có các mùi hấp dẫn chim yến như mùi phân đồng loại, chất dẫn dụ bầy đàn, mùi hấp dẫn một số côn trùng làm thức ăn.
4. Yếu tố vật lý vi khí hậu: nhiệt độ phải ổn định trong giới hạn 25-31 độ C. Mát về mùa nóng, ấm về mùa lạnh. Nếu lạnh hơn hay nóng hơn chim thường sẽ bỏ đi tìm nhà khác. Độ ẩm cũng quan trọng, cần trong khỏang 80 - 90%. Ánh sáng ưa thích của chim là từ tối 0-0,02 Lux (đơn vị đo độ sáng của máy đo ánh sáng photometer) .
Nhà nuôi yến cần có 3 khu chức năng: sân, phòng dạo và phòng ở. Có thế là nhà cấp 4, trệt (một tầng) diện tích tối thiểu 32 m². Có thể tận dụng công te nơ phế thải (phù họp với địa điểm chưa ổn định quy hoạch vì có thể di dời cả nhà và chim đến nơi khác). Các nhà hiện đại có tới 3-4 tầng, thậm chí hàng chục tầng. Chúng ta có thể tận dụng sân thượng, phần nóc biệt thự, một số phòng trống, cửa hàng, chuyển đổi thành phòng nuôi yến. Nhưng nhà càng lớn càng có khả năng giữ ổn định các yếu tố vi khí hậu. Cỡ kích nhà tối ưu thường là 200 m² (10 x 20 m). Số tầng nên là 3. Mỗi tầng cách nhau 3 - 3,6 m, có lỗ thông tầng tối thiểu 40 x 60 cm. Nếu làm nhà trệt (một tầng) mà xung quanh có nhà cao hay cây cao cần làm nhà chòi (chuồng cu) có lỗ cho chim vào trên đó.
Bất cứ cỡ kích nào nhà yến cũng phải có phòng dạo (còn gọi là phòng chờ, phòng lượn), tối thiểu ngang 4m x dài 4 m (cho chim ra vào lượn tránh va đập vào nhau và định vị tìm tổ, giảm bớt ánh sáng vào phòng ở). Quên làm phòng chờ sẽ làm bạn dễ thất bại.
Nhà yến bằng công te no; Phòng nuôi yến trên nóc biệt thự
Nhà phải xây kín xung quanh, chừa một cửa ra vào nhỏ, chắc chắn, có khóa cẩn thận. Vùng nông cần phải có hệ thống lỗ thông hơi ở cách sàn 40 cm và cách trấn 40 cm; cách nhau 1- 1,5 m. Cỡ lỗ ống nước phi 11 là đủ. Các lỗ này cần có lắp các khuỷu co và ống nối để giảm độ sang. Lắp thêm lưới chẵn côn trùng và nắp để điều chỉnh nhiệt độ theo mùa (mùa lạnh đóng bớt, mùa nóng mở hết cửa). Nếu trang bị máy lạnh, máy làm mát, hệ thống sưởi thì hạn chế lỗ thông hơi. Nên có một góc kín hoặc phòng chờ riêng để các thiết bị dụng cụ.
1. Yếu tố an tòan: chắc chắn, chống trộm cắp, các kẻ phá hoại.
2. Yếu tố sinh học: chống xâm nhập của các kẻ thù của chim yến như cầy cáo, chuột, chó, mèo, cú, dơi diều hâu, tắc kè, thằn lằn… Thuận tiện với tập tính, cách bay khiến chim bay ra vào, sinh họat, làm tổ thuận lợi.
3. Yếu tố hóa học: không bị ô nhiễm hóa chất độc hại (như khói, thuốc sâu...). Có các mùi hấp dẫn chim yến như mùi phân đồng loại, chất dẫn dụ bầy đàn, mùi hấp dẫn một số côn trùng làm thức ăn.
4. Yếu tố vật lý vi khí hậu: nhiệt độ phải ổn định trong giới hạn 25-31 độ C. Mát về mùa nóng, ấm về mùa lạnh. Nếu lạnh hơn hay nóng hơn chim thường sẽ bỏ đi tìm nhà khác. Độ ẩm cũng quan trọng, cần trong khỏang 80 - 90%. Ánh sáng ưa thích của chim là từ tối 0-0,02 Lux (đơn vị đo độ sáng của máy đo ánh sáng photometer) .
Nhà nuôi yến cần có 3 khu chức năng: sân, phòng dạo và phòng ở. Có thế là nhà cấp 4, trệt (một tầng) diện tích tối thiểu 32 m². Có thể tận dụng công te nơ phế thải (phù họp với địa điểm chưa ổn định quy hoạch vì có thể di dời cả nhà và chim đến nơi khác). Các nhà hiện đại có tới 3-4 tầng, thậm chí hàng chục tầng. Chúng ta có thể tận dụng sân thượng, phần nóc biệt thự, một số phòng trống, cửa hàng, chuyển đổi thành phòng nuôi yến. Nhưng nhà càng lớn càng có khả năng giữ ổn định các yếu tố vi khí hậu. Cỡ kích nhà tối ưu thường là 200 m² (10 x 20 m). Số tầng nên là 3. Mỗi tầng cách nhau 3 - 3,6 m, có lỗ thông tầng tối thiểu 40 x 60 cm. Nếu làm nhà trệt (một tầng) mà xung quanh có nhà cao hay cây cao cần làm nhà chòi (chuồng cu) có lỗ cho chim vào trên đó.
Bất cứ cỡ kích nào nhà yến cũng phải có phòng dạo (còn gọi là phòng chờ, phòng lượn), tối thiểu ngang 4m x dài 4 m (cho chim ra vào lượn tránh va đập vào nhau và định vị tìm tổ, giảm bớt ánh sáng vào phòng ở). Quên làm phòng chờ sẽ làm bạn dễ thất bại.
Nhà yến bằng công te no; Phòng nuôi yến trên nóc biệt thự
Nhà phải xây kín xung quanh, chừa một cửa ra vào nhỏ, chắc chắn, có khóa cẩn thận. Vùng nông cần phải có hệ thống lỗ thông hơi ở cách sàn 40 cm và cách trấn 40 cm; cách nhau 1- 1,5 m. Cỡ lỗ ống nước phi 11 là đủ. Các lỗ này cần có lắp các khuỷu co và ống nối để giảm độ sang. Lắp thêm lưới chẵn côn trùng và nắp để điều chỉnh nhiệt độ theo mùa (mùa lạnh đóng bớt, mùa nóng mở hết cửa). Nếu trang bị máy lạnh, máy làm mát, hệ thống sưởi thì hạn chế lỗ thông hơi. Nên có một góc kín hoặc phòng chờ riêng để các thiết bị dụng cụ.
Sơ đồ nhà nuôi yến
Vật liệu làm nhà thường là gạch vì dễ kiếm, chắc chắn,
bền, dể thi công. Loại gạch có hệ số cách nhiệt càng cao càng tốt. Tường nên
làm 2 lớp, cách nhau 5 -10 cm, có lớp cách nhiệt ở giữa. Vùng đất yếu có thế
làm bằng công nghệ vật liệu nhẹ như 3D, composit. Một số người đang thí nghiệm
làm kiểu vách đất, tốc xi. Quan trọng là tường phải cách nhiệt tốt, tránh được
cái nóng, lạnh.
Trần nhà là nơi gắn thanh làm tổ cho chim bám vào làm tổ nên phải chắc chắn, không bị nóng lạnh, gió lùa. Các thanh đà phải làm sao tiện cho việc lắp các thanh làm tổ sau này. Các thanh làm tổ thường dài 90 cm, cách nhau 30cm để phát huy hết diện tích chim có thể làm tổ.. Phía trên sát thanh làm tổ có thế là tấm cót ép, ván ép, móp xốp cách nhiệt dày 10 cm, trên đó cần có thêm lớp đệm bạc. Có thể cách nhiệt đơn giản bằng lớp trấu dày 40 cm, Trên lớp trấu nên có lớp vỏ sò, vỏ ốc hay xà bần để chèn cho trấu khỏi bay và chống chuột. Đo nhiệt độ lúc trưa, nếu còn nóng trên 30°C thì phải gia cố thêm các lớp cách nhiệt cho đến khi đạt nhiệt độ 28°c.
Trần nhà là nơi gắn thanh làm tổ cho chim bám vào làm tổ nên phải chắc chắn, không bị nóng lạnh, gió lùa. Các thanh đà phải làm sao tiện cho việc lắp các thanh làm tổ sau này. Các thanh làm tổ thường dài 90 cm, cách nhau 30cm để phát huy hết diện tích chim có thể làm tổ.. Phía trên sát thanh làm tổ có thế là tấm cót ép, ván ép, móp xốp cách nhiệt dày 10 cm, trên đó cần có thêm lớp đệm bạc. Có thể cách nhiệt đơn giản bằng lớp trấu dày 40 cm, Trên lớp trấu nên có lớp vỏ sò, vỏ ốc hay xà bần để chèn cho trấu khỏi bay và chống chuột. Đo nhiệt độ lúc trưa, nếu còn nóng trên 30°C thì phải gia cố thêm các lớp cách nhiệt cho đến khi đạt nhiệt độ 28°c.
Mái nhà có thể làm bằng nhiều loại vật liệu từ ngói
cho tới tôn. Vật liệu cách nhiệt cao thì càng tốt. Nhưng giữa mái và trần cần
có khỏang thông khí phù hợp
Cửa cho chim vào thường chỉ nên làm với kích thước 25 x 40 cm để chống chim cú và chống trộm. Làm 2 cái cửa cùng một hàng, cách nhau 20 cm. Cách trần 40cm và cách tường 40 cm. Dưới của 20 cm ta làm một cái khe 6x30 cm để đặt một số loa phát tiếng kêu dẫn dụ. Nếu nhà to Có thể làm nhiều cửa như trên. Cửa nên làm về hướng có chỗ cho chim bay lượn trước khi vào nhà.
Cửa cho chim vào thường chỉ nên làm với kích thước 25 x 40 cm để chống chim cú và chống trộm. Làm 2 cái cửa cùng một hàng, cách nhau 20 cm. Cách trần 40cm và cách tường 40 cm. Dưới của 20 cm ta làm một cái khe 6x30 cm để đặt một số loa phát tiếng kêu dẫn dụ. Nếu nhà to Có thể làm nhiều cửa như trên. Cửa nên làm về hướng có chỗ cho chim bay lượn trước khi vào nhà.
Khoảng không (sân) cho chim bay lượn trước khi vào lỗ
phải đủ lớn, ít nhất 4 x 4m (nhỏ hơn dể dẫn đến thất bại). Nền nhà có thể chỉ cần
đất nện chặt. Để tránh kẻ trộm đào hầm, khóet ngạch vào cần làm chắc, nên đổ bê
tông. Nhà làm xong mà bạn đứng ở trong thấy mát mùa nóng, ấm mùa lạnh, tối tăm,
ẩm thấp, thế là thành công rồi đấy. Cẩn thận thì bạn đo lại các thông số nhiệt
độ, độ ẩm, độ sáng. Nhớ là do ở vị trí thanh làm tổ giữa nhà và các góc nhà. Nếu
chưa đạt phải kiên quyết chỉnh sửa. Chim yến rất bé bỏng, chim non mới nở chỉ lớn
bằng hạt lạc, hạt đậu phộng, hễ hơi lạnh, hơi nóng là ngoi ra khỏi tổ rơi xuống
đất chết, do đó chim bố mẹ dứt khoát không chịu các nơi như thế đâu, dù cho bạn
có mở loa phóng thanh kêu thật to, phun thật nhiều hóa chất lôi cuốn.
III.
PHỤ TRỢ LÀM MÁT
Trồng cây, dây leo xung quanh nhà là một trong các biện pháp giúp cải thiện vi khí hậu và góp phần thu hút lôi cuốn chim yến. Các cây trồng phải không được cao hơn lỗ chim vào. Cành cây không được để làm cầu cho chuột, sóc và các kẻ thù đột nhập nhà nuôi chim; không để cây làm chỗ cho cú, mèo. .phục kích bắt chim yến. Cây trồng nên có mùi hay hoa quả quyến rũ côn trùng nhỏ đến làm mồi cho chim yến. Cụ thế ta nên trồng cây keo dậu (táo nhơn, bình linh, Leucena glauca), sung, chuối, hoa lý, đậu…
Có thể tạm thời dùng lưới trồng phong lan, bạt… che hướng nhà bị hắt nắng. Nếu gần nhà có sông, ao, hồ thì càng tốt: vừa mát vừa cung cấp côn trùng thủy sinh (muỗi, phù du,… .) cho chim ăn.
IV. TRANG THIẾT BỊ, HÓA CHẤT CHO NHÀ YẾN VÀ CÁCH SỬ DỤNG
1. Thanh làm tổ
Thanh làm tổ là tấm gỗ hoặc vật liệu khác để chim đậu bám vào khi ngủ, và là nơi làm tổ của chim. Loai vật liệu, cỡ kích thanh làm tổ, cách lắp đặt thanh làm tố là những vấn đề hết sức quan trọng để thu hút chim vào nhà, quyết định vấn đề thời gian chim làm tổ nhanh hay chậm, năng suất tổ yến sau này.
1.1. Vật liệu làm thanh làm tổ
Theo truyền thống là một số loại gỗ không màu, không mùi, đủ mềm cho móng chân chim bầu vào, có xơ và thớ để dính nước bọt chim, có tuổi thọ cao, không mối, mọt. Trước đây thường dùng gỗ tếch (giá tỵ), sau này thường dùng loại gỗ ký hiệu là SW02 (Indonesia), một số loại gỗ meranti (Malaysia). Gỗ phải được sấy khô. Gỗ cứng cần soi thêm 3-5 rãnh nhỏ (sâu 3 mm, rộng 3mm) để cho chim dễ bám Phải cẩn thận với các thông tin từ nước ngoài. Ví dụ trong cuốn sách của một vị giáo sư người Indonesia có nói không được dùng gỗ dừa; nhưng đã có nhiều người dùng gỗ dừạ rất tốt. Tất nhiên phải chọn loại cây già, hong khô trong mát… Có thể dùng làm thanh làm tổ bằng nhiều loại gỗ khác như huỳnh, trâm… hay xi măng bê tông, plastic composite vô cơ, hoặc đá thiên nhiên…
1.2. Kích cỡ thanh làm tổ
Thanh làm tổ nên dày ít nhất 2 cm, rộng 15 cm(ở vùng khí hậu nóng) và 20 cm (ở vùng khí hậu lạnh). Chiều dài ngắn nhất nên là 40, 60 cm, dài hơn tùy điều kiện. Ngoài ra tại các góc, ta còn lắp thêm các thanh nhỏ bằng gỗ hay các vật liệu trên với kích cỡ 6 x 15 cm hay 6 x 20 cm để triệt tiêu các góc vuông, giúp tăng số lượng tổ tốt (H. 30). Tránh dùng bằng nhôm hay các chất liệu có chất độc hai. Các thanh này được một số công ty bán, có tẩm thêm các chất dẫn dụ có hiệu quả cao. Nhưng cũng có người khuyên không nên lắp các thanh nhỏ này vì các góc hấp dẫn chim non mới lớn hơn, khiến chúng dễ làm tổ và cảm thấy an toàn hơn khi làm tổ. Tố góc tuy bán giá thấp hơn, nhưng trọng lượng lại nặng hơn.
1.3 Cách lắp đặt
- Các thanh làm tổ phải lắp đặt vuông góc với cửa chim vào (ánh sáng chiếu từ cửa chim vào); sát trần nhà Cách nhau 30-40 cm. Cứ 0,9 -1,0 m ta lại lắp một thanh ngang 30- 40 cm).
Trồng cây, dây leo xung quanh nhà là một trong các biện pháp giúp cải thiện vi khí hậu và góp phần thu hút lôi cuốn chim yến. Các cây trồng phải không được cao hơn lỗ chim vào. Cành cây không được để làm cầu cho chuột, sóc và các kẻ thù đột nhập nhà nuôi chim; không để cây làm chỗ cho cú, mèo. .phục kích bắt chim yến. Cây trồng nên có mùi hay hoa quả quyến rũ côn trùng nhỏ đến làm mồi cho chim yến. Cụ thế ta nên trồng cây keo dậu (táo nhơn, bình linh, Leucena glauca), sung, chuối, hoa lý, đậu…
Có thể tạm thời dùng lưới trồng phong lan, bạt… che hướng nhà bị hắt nắng. Nếu gần nhà có sông, ao, hồ thì càng tốt: vừa mát vừa cung cấp côn trùng thủy sinh (muỗi, phù du,… .) cho chim ăn.
IV. TRANG THIẾT BỊ, HÓA CHẤT CHO NHÀ YẾN VÀ CÁCH SỬ DỤNG
1. Thanh làm tổ
Thanh làm tổ là tấm gỗ hoặc vật liệu khác để chim đậu bám vào khi ngủ, và là nơi làm tổ của chim. Loai vật liệu, cỡ kích thanh làm tổ, cách lắp đặt thanh làm tố là những vấn đề hết sức quan trọng để thu hút chim vào nhà, quyết định vấn đề thời gian chim làm tổ nhanh hay chậm, năng suất tổ yến sau này.
1.1. Vật liệu làm thanh làm tổ
Theo truyền thống là một số loại gỗ không màu, không mùi, đủ mềm cho móng chân chim bầu vào, có xơ và thớ để dính nước bọt chim, có tuổi thọ cao, không mối, mọt. Trước đây thường dùng gỗ tếch (giá tỵ), sau này thường dùng loại gỗ ký hiệu là SW02 (Indonesia), một số loại gỗ meranti (Malaysia). Gỗ phải được sấy khô. Gỗ cứng cần soi thêm 3-5 rãnh nhỏ (sâu 3 mm, rộng 3mm) để cho chim dễ bám Phải cẩn thận với các thông tin từ nước ngoài. Ví dụ trong cuốn sách của một vị giáo sư người Indonesia có nói không được dùng gỗ dừa; nhưng đã có nhiều người dùng gỗ dừạ rất tốt. Tất nhiên phải chọn loại cây già, hong khô trong mát… Có thể dùng làm thanh làm tổ bằng nhiều loại gỗ khác như huỳnh, trâm… hay xi măng bê tông, plastic composite vô cơ, hoặc đá thiên nhiên…
1.2. Kích cỡ thanh làm tổ
Thanh làm tổ nên dày ít nhất 2 cm, rộng 15 cm(ở vùng khí hậu nóng) và 20 cm (ở vùng khí hậu lạnh). Chiều dài ngắn nhất nên là 40, 60 cm, dài hơn tùy điều kiện. Ngoài ra tại các góc, ta còn lắp thêm các thanh nhỏ bằng gỗ hay các vật liệu trên với kích cỡ 6 x 15 cm hay 6 x 20 cm để triệt tiêu các góc vuông, giúp tăng số lượng tổ tốt (H. 30). Tránh dùng bằng nhôm hay các chất liệu có chất độc hai. Các thanh này được một số công ty bán, có tẩm thêm các chất dẫn dụ có hiệu quả cao. Nhưng cũng có người khuyên không nên lắp các thanh nhỏ này vì các góc hấp dẫn chim non mới lớn hơn, khiến chúng dễ làm tổ và cảm thấy an toàn hơn khi làm tổ. Tố góc tuy bán giá thấp hơn, nhưng trọng lượng lại nặng hơn.
1.3 Cách lắp đặt
- Các thanh làm tổ phải lắp đặt vuông góc với cửa chim vào (ánh sáng chiếu từ cửa chim vào); sát trần nhà Cách nhau 30-40 cm. Cứ 0,9 -1,0 m ta lại lắp một thanh ngang 30- 40 cm).
Thanh làm tổ gỗ; Bố trí thanh làm tổ trên trần nhà
Tổ mồi bằng móp xốp bằng nhựa; Tổ mồi; Thanh chắn góc
- Các góc lắp đặt các thanh cắt góc.
- Cử cách nhau khoảng 4 m ta phải lắp đặt kép các thanh làm tổ (ghép thêm 1 hàng thanh ở dưới) nhằm tạo ra các vách giả cho phòng lửng, mỗi phòng 4 x 4 m tiện cho chim phân chia thành các nhóm nhỏ (dùng vật liệu khác làm vách giả cũng được).
1.4. Hóa chất cho thanh làm tổ
Để Phòng chống mối mọt ta có thể phun hay ngâm tẩm một số hóa chất chuyên dụng không màu, không mùi và không độc hại với chim và người dùng tổ yến sau này.
Tổ mồi bằng móp xốp bằng nhựa; Tổ mồi; Thanh chắn góc
- Các góc lắp đặt các thanh cắt góc.
- Cử cách nhau khoảng 4 m ta phải lắp đặt kép các thanh làm tổ (ghép thêm 1 hàng thanh ở dưới) nhằm tạo ra các vách giả cho phòng lửng, mỗi phòng 4 x 4 m tiện cho chim phân chia thành các nhóm nhỏ (dùng vật liệu khác làm vách giả cũng được).
1.4. Hóa chất cho thanh làm tổ
Để Phòng chống mối mọt ta có thể phun hay ngâm tẩm một số hóa chất chuyên dụng không màu, không mùi và không độc hại với chim và người dùng tổ yến sau này.
Một số công ty bán thanh làm tổ đã ngâm tẩm hóa chất
dẫn dụ hay feromon làm tăng tính hấp dẫn với chim.
Một số feromon, feromon 5 trong 1.. .mùi hấp dẫn được bán riêng để người mua mang về tự phun lên thanh làm tổ.
Có người dùng nước rửa ngâm tổ yến hay nước trứng Vịt lộn tạo mùi tanh phun lên tưởng làm tăng khả năng thu hút chim yến.
1.5. Tổ dẫn dụ (tổ mồi, tổ giả)
Trên một số thanh làm tổ, gần vị trí lắp loa, ta lắp thêm các tổ dẫn dụ bằng plastic để chim mới vào có Cảm giác là trong nhà đã có nhiều bạn làm tổ rồi. Một số chim mới tập làm tổ có thể lấy tổ này làm tổ của chúng với các lớp nước bọt mỏng phủ lên trên. Nếu không mua được các tổ dẫn dụ ta có thể tự làm bằng cách cắt các miếng mép xếp bằng cỡ kích tồ chim (3x5x6 cm) rỗi gắn lên thanh làm tổ. Số lượng khoảng 2-3 m2 trần một tổ mồi.
2. Hệ thống âm thanh dẫn dụ chim yến vào nhà làm tổ
Nhiều ngươi đánh giá việc này quyết định 50% thành công của nhà nuôi chim yến, nhất là ở nơi có nhiều nhà nuôi chim cùng xây dựng, nhà nào có âm thanh tốt, hiệu quả dẫn dụ sẽ tốt hơn, do đó cần mua, tuyển được các nguồn đĩa CD, thẻ nhớ USB hay băng catset chuẩn với hệ thống loa, âm thanh tốt.
2.1. Loại âm thanh
Có nhiều loại đĩa CD, USB… với nhiều loại tiếng chim. Phân loại dựa theo khả năng dụ số lượng chim hấp dẫn trong cùng một đơn vị thời gian theo tiêu chuẩn từ 1 sao tới 5 sao. Loại 5 sao là tốt nhất.
Theo phân nhóm sinh thái thì chia làm các loại: chim ở hang, chim gầm cầu và chim ở nhà Tùy mục tiêu dẫn dụ loại chim nào thì ta chọn âm thanh cho loại đó.
Trong thực tiễn thường bán 2 loại âm thanh: một loại cho loa lắp trong nhà; một loại cho loa lắp ngoài nhà.
2.2. Loa và cách lắp đặt loa
Loại loa thường dùng là loa trép (treble). Ở Malaysia có công ty đề nghị trong một nhà cần dùng tới 4 loại loa. Loa lắp ngòai trời trên nóc nhà (5 loa ghép loa ống dài hay loa bazooka hoặc loa cỡ lớn) Tại cửa chim vào thường dùng 2 loại loa (loa to và loa trép nhỏ). Trong nhà dùng loại loa trép nhỏ là chính, nhưng tại cầu thang, lỗ lên xuống, lỗ thông phòng, góc nhà nên gắn loại loa có 2công suất lớn hơn. Số lượng loa trong nhà có thể từ 2-4 m2 trần nhà gắn 1 loa.
Loa ghép; Loa bazoka; Một số loại loa trong nhà
2.3. Amply
Bạn có thể mua đầu máy và amply tùy theo túi tiền và số loa cần dùng. Tham khảo giá cả và xin hướng dẫn cách sử dụng tại các cửa hang điện tử. Chú ý mắc loa vào đầu ra của Amply giành cho loa trép thì tiếng mới to và chuẩn.
Hình âm thanh dụ yến
Một số feromon, feromon 5 trong 1.. .mùi hấp dẫn được bán riêng để người mua mang về tự phun lên thanh làm tổ.
Có người dùng nước rửa ngâm tổ yến hay nước trứng Vịt lộn tạo mùi tanh phun lên tưởng làm tăng khả năng thu hút chim yến.
1.5. Tổ dẫn dụ (tổ mồi, tổ giả)
Trên một số thanh làm tổ, gần vị trí lắp loa, ta lắp thêm các tổ dẫn dụ bằng plastic để chim mới vào có Cảm giác là trong nhà đã có nhiều bạn làm tổ rồi. Một số chim mới tập làm tổ có thể lấy tổ này làm tổ của chúng với các lớp nước bọt mỏng phủ lên trên. Nếu không mua được các tổ dẫn dụ ta có thể tự làm bằng cách cắt các miếng mép xếp bằng cỡ kích tồ chim (3x5x6 cm) rỗi gắn lên thanh làm tổ. Số lượng khoảng 2-3 m2 trần một tổ mồi.
2. Hệ thống âm thanh dẫn dụ chim yến vào nhà làm tổ
Nhiều ngươi đánh giá việc này quyết định 50% thành công của nhà nuôi chim yến, nhất là ở nơi có nhiều nhà nuôi chim cùng xây dựng, nhà nào có âm thanh tốt, hiệu quả dẫn dụ sẽ tốt hơn, do đó cần mua, tuyển được các nguồn đĩa CD, thẻ nhớ USB hay băng catset chuẩn với hệ thống loa, âm thanh tốt.
2.1. Loại âm thanh
Có nhiều loại đĩa CD, USB… với nhiều loại tiếng chim. Phân loại dựa theo khả năng dụ số lượng chim hấp dẫn trong cùng một đơn vị thời gian theo tiêu chuẩn từ 1 sao tới 5 sao. Loại 5 sao là tốt nhất.
Theo phân nhóm sinh thái thì chia làm các loại: chim ở hang, chim gầm cầu và chim ở nhà Tùy mục tiêu dẫn dụ loại chim nào thì ta chọn âm thanh cho loại đó.
Trong thực tiễn thường bán 2 loại âm thanh: một loại cho loa lắp trong nhà; một loại cho loa lắp ngoài nhà.
2.2. Loa và cách lắp đặt loa
Loại loa thường dùng là loa trép (treble). Ở Malaysia có công ty đề nghị trong một nhà cần dùng tới 4 loại loa. Loa lắp ngòai trời trên nóc nhà (5 loa ghép loa ống dài hay loa bazooka hoặc loa cỡ lớn) Tại cửa chim vào thường dùng 2 loại loa (loa to và loa trép nhỏ). Trong nhà dùng loại loa trép nhỏ là chính, nhưng tại cầu thang, lỗ lên xuống, lỗ thông phòng, góc nhà nên gắn loại loa có 2công suất lớn hơn. Số lượng loa trong nhà có thể từ 2-4 m2 trần nhà gắn 1 loa.
Loa ghép; Loa bazoka; Một số loại loa trong nhà
2.3. Amply
Bạn có thể mua đầu máy và amply tùy theo túi tiền và số loa cần dùng. Tham khảo giá cả và xin hướng dẫn cách sử dụng tại các cửa hang điện tử. Chú ý mắc loa vào đầu ra của Amply giành cho loa trép thì tiếng mới to và chuẩn.
Hình âm thanh dụ yến
2.4.
Đầu phát CD/VCD/DVD
Chúng ta dung loại đầu phát 6 số là đủ. Chọn loại đầu
phát khi có điện là tự bật và phát âm thanh ngay để sử dụng timer hẹn giờ thì tự
động phát mà không cần người trợ giúp. Nếu nơi không có điện thì dung loại chạy
bằng ắc quy. Gần đây một số nơi dung bộ máy phát USB và amply kết hợp.
2.5. Dây loa
Dùng loại dây loa tốt thì âm thanh mới chuẩn. Nhưng dùng dây điện thoại, dây điện cũng được.
2.6. Các thiết bị điện tử, vi tính mới
2.5. Dây loa
Dùng loại dây loa tốt thì âm thanh mới chuẩn. Nhưng dùng dây điện thoại, dây điện cũng được.
2.6. Các thiết bị điện tử, vi tính mới
Các công ty có bán nhiều thiết bị âm thanh điện tử mới
dùng cho máy tính đã cài đặt sẵn các chương trình âm thanh cần phát trong ngày.
Nếu có đủ tiền thì nên mua loại này.
2.7.
Timer, thời điểm và chu kỳ phát âm thanh
Chúng ta dùng
timer đôi để đặt giờ cho thiết bị âm thanh và máy phun sương (nhưng máy phun
sương và hệ thống làm mát nên dùng riêng timer hoặc tốt nhât là dùng rơ-le tự động).
Phát tiếng chim vào các buổi như sau:
Mùa hè: sáng 5 -6h, trưa 1 -2h, chiều 5 -7h.
Mùa đông: sáng: 5.30 -6.30; trưa 2 -3 h; chiều 4-
6h.
Cũng có thể phát vào lúc nào có chim xuất hiện trong
vùng.
Có thể phát loa cả ngày nếu điều kiện cho phép.
Âm lượng
không nên quá to (trong nhà bằng khoảng 1/3 ngoài)
Chú ý ở khu dân cư nên tránh giờ nghỉ của hàng xóm
láng giềng.
3.
Hệ thống làm mát tạo ẩm và điều hòa khí hậu
3.1.
Hệ thống tạo vi khí hậu dân gian
Xung quanh
nhà tạo nhiều ao hồ. Trên sân thượng quây lại chứa nước. Trong nhà xây bể nước
(chủ ý làm mái che tránh phân chìm vào). Đặt nhiều chum vại nước trong nhà...
làm tăng hơi nước, tăng khối lượng vật chất giúp nhiệt độ mát và ổn định.
3.
2. Hệ thống phun mù, phun sương, phun khí dung
Dùng các máy phun mù loại vẫn dùng cho các quán cà phê. Chú ý không để hơi nước làm ướt thanh làm tổ, dễ sinh mốc, mục, chim không làm tổ ở đó. Thời gian phun tùy theo mùa và khí hậu, thường Chỉ 5 * 7 Phút/giờ đủ cho mát nhà, chú ý tránh phun nhiều vào mùa lạnh.
Có thể dùng rơ-le nhiệt tự động bật tắt hệ thống phun sương nhằm duy trì nhiệt độ trong khoảng 28°C. Dùng Rơ-le ẩm độ tự động bật hệ thống phun Sương duy trì độ ẩm trong khoảng 85%. Vùng nóng quá cần kết hợp hệ thống phun sương với quạt. Gắn các đầu bép trước quạt để vừa phun sương vừa quạt làm mát nhà tốt hơn.
Dùng các máy phun mù loại vẫn dùng cho các quán cà phê. Chú ý không để hơi nước làm ướt thanh làm tổ, dễ sinh mốc, mục, chim không làm tổ ở đó. Thời gian phun tùy theo mùa và khí hậu, thường Chỉ 5 * 7 Phút/giờ đủ cho mát nhà, chú ý tránh phun nhiều vào mùa lạnh.
Có thể dùng rơ-le nhiệt tự động bật tắt hệ thống phun sương nhằm duy trì nhiệt độ trong khoảng 28°C. Dùng Rơ-le ẩm độ tự động bật hệ thống phun Sương duy trì độ ẩm trong khoảng 85%. Vùng nóng quá cần kết hợp hệ thống phun sương với quạt. Gắn các đầu bép trước quạt để vừa phun sương vừa quạt làm mát nhà tốt hơn.
3.3.
Hệ thống phun khí dung
Hệ thống này đắt tiền nhưng tốt hơn loại trên. Hơi nước bốc ra mịn và đều hơn, nhưng hiệu quả làm mát kém hơn.
3.4. Hệ thống làm mát và ấm dùng tẩm COOLER
Hệ thống vẫn thường lắp đặt cho các trại gà. Có thiết bị tự động điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm. Đây là hệ thống rất tốt cần phát triển.
3.5. Hệ thống máy lạnh: dùng rất tốt, nên lắp đủ công suất lạnh. Cần bổ sung máy phun sương để bảo đảm độ ẩm.
3.6. Các thiết bị điều khiển tự động
Sử dụng các timer hẹn giờ, các rơ le cảm ứng nhiệt và độ ẩm giúp chúng ta có thể tự động điều khiển nhiệt độ và độ ẩm khá chính xác. Ngày nay các thiết bị này có giá cả phù hợp. Khi dùng hỏi kỹ hướng dẫn từ người bán.
4. Hệ thống chống lạnh
Vấn đề chống lạnh có thể không cần đặt ra ở các tỉnh Nam Bộ; nhưng ở các vùng có tháng bị lạnh rét cần chống lạnh như mùa rét ở phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên. Chưa có nghiên cứu sâu về ngưỡng chịu rét của chim yến. Nhưng qua nhận xét thấy dưới 25°C đã có hiện tượng chim ít về nhà, 12°C chim chết hàng loạt. Điều này cắt nghĩa vì sao chim yến chỉ có ở vùng nhiệt đới.
Chống rét không khó, nếu có đủ điện ta chỉ việc mua lò sưởi, bếp điện. Khi dùng lò sưởi độ ẩm có thể giảm, cần có thùng, nồi nước đặt cạnh hay trên lò sưởi hay máy phun sương, khí dung. Dùng rơ le nhiệt ẩm để tự động bật tắt hệ thống.
Hệ thống này đắt tiền nhưng tốt hơn loại trên. Hơi nước bốc ra mịn và đều hơn, nhưng hiệu quả làm mát kém hơn.
3.4. Hệ thống làm mát và ấm dùng tẩm COOLER
Hệ thống vẫn thường lắp đặt cho các trại gà. Có thiết bị tự động điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm. Đây là hệ thống rất tốt cần phát triển.
3.5. Hệ thống máy lạnh: dùng rất tốt, nên lắp đủ công suất lạnh. Cần bổ sung máy phun sương để bảo đảm độ ẩm.
3.6. Các thiết bị điều khiển tự động
Sử dụng các timer hẹn giờ, các rơ le cảm ứng nhiệt và độ ẩm giúp chúng ta có thể tự động điều khiển nhiệt độ và độ ẩm khá chính xác. Ngày nay các thiết bị này có giá cả phù hợp. Khi dùng hỏi kỹ hướng dẫn từ người bán.
4. Hệ thống chống lạnh
Vấn đề chống lạnh có thể không cần đặt ra ở các tỉnh Nam Bộ; nhưng ở các vùng có tháng bị lạnh rét cần chống lạnh như mùa rét ở phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên. Chưa có nghiên cứu sâu về ngưỡng chịu rét của chim yến. Nhưng qua nhận xét thấy dưới 25°C đã có hiện tượng chim ít về nhà, 12°C chim chết hàng loạt. Điều này cắt nghĩa vì sao chim yến chỉ có ở vùng nhiệt đới.
Chống rét không khó, nếu có đủ điện ta chỉ việc mua lò sưởi, bếp điện. Khi dùng lò sưởi độ ẩm có thể giảm, cần có thùng, nồi nước đặt cạnh hay trên lò sưởi hay máy phun sương, khí dung. Dùng rơ le nhiệt ẩm để tự động bật tắt hệ thống.
Nếu không có điện hay nguồn điện không tin cậy phải
dùng hệ thống sưởi hơi nước hay sưởi
gián tiếp. Không dùng loại sưởi ấm có khói trong nhà yến, chúng sợ sẽ đi mất.
Nếu thời gian lạnh kéo dài phải có biện pháp nuôi
côn trùng trong nhà yến để cung cấp thức ăn cho chúng trong những ngày không ra
ngoài kiếm ăn được.
5.
Các thiết bị đo
- Nhiệt kế
- Ẩm kế
- Nhiệt ẩm kế, sung lade ( đo nhiệt độ từ xa)
- Các may đo đa năng
- Máy thu tiếng chim
6. Hệ thống bảo vệ và quan sát
- Bảo vệ dùng nhân công
Nhà nuôi chim yếu là một kho bạc của chúng ta do đó là đối tượng của nhiều kẻ bất lương. Bảo vệ cần được đặc biệt chú ý
Đơn giản nhất là chúng ta dùng khóa tốt khóa qua 1 lỗ phía trong nhà.
Ngoài nhà nuôi chim nên có nhà riêng cho người bảo vệ.
Quan hệ quần chúng tốt sẽ giúp chúng ta bảo vệ tốt ngôi nhà nuôi chim yến của mình.
Để tăng cường và trợ giúp có thể thuê lắp đặt các hệ thống quan sát và bảo vệ điện tử hiện đại mà giá cả không còn đắt nữa.
-Hệ thống báo động điện tử.
6. Hệ thống bảo vệ và quan sát
- Bảo vệ dùng nhân công
Nhà nuôi chim yếu là một kho bạc của chúng ta do đó là đối tượng của nhiều kẻ bất lương. Bảo vệ cần được đặc biệt chú ý
Đơn giản nhất là chúng ta dùng khóa tốt khóa qua 1 lỗ phía trong nhà.
Ngoài nhà nuôi chim nên có nhà riêng cho người bảo vệ.
Quan hệ quần chúng tốt sẽ giúp chúng ta bảo vệ tốt ngôi nhà nuôi chim yến của mình.
Để tăng cường và trợ giúp có thể thuê lắp đặt các hệ thống quan sát và bảo vệ điện tử hiện đại mà giá cả không còn đắt nữa.
-Hệ thống báo động điện tử.
-Hệ thống báo động cửa mở qua điện thoại di động.
-Hệ thống camera quan sát, nếu ở xa nên lắp hệ thống
quan sát qua internet, điện thoại di động.
7.
Một số trang thiết bị khác
- Đèn thu hút côn trùng: Quanh nhà nuôi chim yến nên
lắp một số đèn bảo vệ (loại đèn thông thường hay đèn tử ngoại). Đèn này còn có
tác dụng thu hút côn trùng lúc nhá nhem, giúp một số chim chưa dủ no có thể ăn
thêm trước khi đi ngủ.
- Trang bị đề phòng dơi và cú: Nếu cần, lắp 1 đèn bảo vệ trước cửa chim ra vào có công tắc tự bật khi trời tối, tự tắt khi trời sáng sẽ chống được dơi và cú vào nhà.
8. Hóa chất dùng xử lý mùi nhà, tăng tính thu hút chim yến
- Chất tẩy mùi xi măng, tạo mùi nhà cũ.
Để khử mùi xi măng, vôi vữa nhà mới (chim yến chỉ ưa ở nhà cũ, xưa) có thể mua một số loại hóa chất khử mùi phòng ốc (không có mùi thơm) thông thường (H.54) hoặc ở các cửa hàng bán trang bị hóa chất cho nuôi yến.
- Trang bị đề phòng dơi và cú: Nếu cần, lắp 1 đèn bảo vệ trước cửa chim ra vào có công tắc tự bật khi trời tối, tự tắt khi trời sáng sẽ chống được dơi và cú vào nhà.
8. Hóa chất dùng xử lý mùi nhà, tăng tính thu hút chim yến
- Chất tẩy mùi xi măng, tạo mùi nhà cũ.
Để khử mùi xi măng, vôi vữa nhà mới (chim yến chỉ ưa ở nhà cũ, xưa) có thể mua một số loại hóa chất khử mùi phòng ốc (không có mùi thơm) thông thường (H.54) hoặc ở các cửa hàng bán trang bị hóa chất cho nuôi yến.
Chất tạo mùi PW
- Chất rải sàn và phân chim yến để tạo mùi cho
chim yến có cảm giác yên tâm là nhà đã có nhiều chìm ở. Cùng tác tác dụng có thể
phun nước có nước trứng vịt lộn, dùng ammoniac... - Một số feromon hoặc chất khác mà các nhà sản xuất cho là có tác dụng hấp dẫn chim yến mau đến ở và định cư là chất như H.56,57 dùng phun lên thanh làm tổ, tố mồi, vách nhà, cửa chim. Các chất này mua tại các cửa hàng, họ sẽ hướng dẫn dùng.
- Cách tạo mùi khác:
Xung quanh nhà, trong chuồng cu, phòng chờ và các phòng khác nên rải xơ, vỏ, các loại hoa quả hư hỏng, một số phế liệu như lòng ruột cá, nước làm đậu phụ… có mùi hấp dẫn côn trùng góp phần thu hút chìm. Trồng một số cây có tác dụng như trên ở quanh nhà.
- Côn trùng giống:
Hiện có bán các thùng hoặc lọ một thứ bột có sẵn trứng của ruồi quả. Khi mua về bạn chỉ cần lấy ra khay, hòa thêm ít nước cho sền sệt, để trong phòng chờ, mấy ngày sẽ nở ra dòi, sau đó thành ruồi bay lên, góp phần tăng tính thu hút của nhà yến. Ở vùng lạnh có thể dùng thùng bột này để cung cấp thức ăn cho chim vào ăn những ngày rét.
Trích chương 8 - Sách Nghề nuôi chim yến, tác giả:
Lê Võ Định Tường, Chủ nhiệm chương trình: Nguyễn Lân Hùng, nhà xuất bản nông
nghiệp
Mời bạn đọc theo dõi tiếp chương 9
Mời bạn đọc theo dõi tiếp chương 9
Mọi chi tiết xin liên hệ :
Tư vân nuôi yến - Chuyên âm thanh dụ yến vào nhà hiệu
quả nhất hiện nay
Đc: 5/6 Mai Hắc Đế, P15, Q8, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0978 500 431<<>> 0126 23 5678 8
Email:minhtanbk@gmail.com
Website : http://www.tuvannuoiyen.com/
[/tintuc]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét