1
Bạn cần hỗ trợ?

Nuôi chim yến trong nhà đang mở ra triển vọng mới cho Việt Nam, loại "vàng trắng" thiên nhiên này có khả năng xuất khẩu mang về hàng trăm triệu đô la Mỹ. Các nước Indonesia, Malaysia, Thái Lan... phát triển thành ngành công nghiệp nuôi chim yến thu lợi khổng lồ. Giá trị tổ yến được sánh như "vàng trắng", giá xuất 2.000 – 2.500 USD/kg (cao hơn cả bạc là 1.100 USD/kg), nhu cầu hiện nay tăng cao, cung không đủ cầu. Tại hội thảo khoa học "Nuôi yến trong nhà" do Viện khoa học công nghệ Phương Nam tổ chức, các chuyên gia khẳng định đầu tư nuôi chim yến đúng quy trình kỹ thuật thì khả năng thành công cao hơn thất bại.

Tiềm năng xuất khẩu "vàng trắng"

PGS.TS. Huỳnh Văn Hoàng, viện trưởng Viện khoa học công nghệ Phương Nam cho biết, Việt Nam có nhiều thuận lợi và tiềm năng phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà như các nước Indonesia, Malaysia, Philippines hay Thái Lan. Hiện Indonesia có trên 200.000 căn nhà yến, Thái Lan trên 70.000, Malaysia trên 35.000… trong khi Việt Nam hiện chỉ có khoảng 3.000 - 5.000 căn quy mô nhỏ lẻ, tự phát. Sản lượng tổ yến của Indonesia 105 tấn, Thái Lan 35 tấn, Malaysia 12 tấn… Việt Nam hiện có khoảng 4,5 tấn, trong đó Công ty yến sào Khánh Hòa chiếm 70% nhưng chủ yếu là tổ yến tự nhiên, thu hoạch từ các đảo.

TS. Lê Võ Định Tường (Viện công nghệ hóa học) khẳng định, chim yến là đặc sản độc quyền của vùng biển Đông Nam Á, loài chim yến làm tổ có giá trị kinh tế cao chỉ có vùng biển này vì vậy các nước trong vùng tận dụng ưu thế đẩy mạnh phát triển nghề nuôi chim yến xuất khẩu. Tại Malaysia, chính phủ cho xây dựng những vùng nuôi chim yến tập trung quy mô công nghiệp, xây dựng “chung cư chim yến” đến 20 tầng vừa khai thác yến vừa bán trả góp cho các nhà đầu tư.

Nuôi chim yến không cần quỹ đất lớn, có thể xây nhà nuôi ở vùng đất kém màu mỡ, không sản xuất nông nghiệp được. Thức ăn chim yến là các loại côn trùng nên góp phần tiêu diệt loài gây hại. Một cặp chim yến có khả năng cho thu nhập 1 triệu đồng/năm, vòng đời chim yến là 12 năm, tương ứng 12 triệu đồng. Anh Nguyễn Trọng Nghĩa (Bình Thuận) cho biết, một căn nhà yến diện tích 5 x 20 m, thiết kế 2 tầng và đầu tư thiết bị kỹ thuật khoảng 1 - 1,5 tỷ đồng (tùy loại), nếu đúng yêu cầu kỹ thuật thì năm đầu tiên có thể thu hoạch 1 kg/tháng. Sau 3 năm, khả năng có thể thu hoạch 2 - 5 kg/tháng (24 - 60 kg/năm), với giá thu mua yến thô tại nhà khoảng 35 triệu đồng/kg, nhà đầu tư có thể thu về 840 triệu đến 2,1 tỷ đồng/năm (thu hồi được vốn và có lãi).

Các chuyên gia đều cho rằng, Việt Nam có điều kiện nuôi chim yến cho tổ chất lượng tốt hơn cả Indonesia và Malaysia. Nhiều nhà đầu tư Malaysia, Đài Loan đã và đang tìm cách sang xây nhà yến tại Việt Nam (trong đó có một số căn tại Cần Giờ (TP.HCM), Kiên Giang đang cho thu hoạch tốt).
Nuôi yến dễ hay khó?
Ông Đỗ Vĩnh Thành, phó viện trưởng Viện khoa học công nghệ Phương Nam, giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển yến sào cho biết, nuôi chim yến trong nhà là nghề khai thác “vàng trắng”, nếu vững kỹ thuật sẽ nắm chắc thành công. Hiện có nhiều nhà yến được xây dựng, nhiều căn thu hoạch hàng chục ký tổ yến và mở rộng quy mô, bên cạnh đó không ít người chạy theo xây nhà nuôi yến nhưng tìm hiểu qua loa dẫn đến thất bại. Nếu nhà đầu tư nghiên cứu kỹ, đầu tư hợp lý, áp dụng đúng kỹ thuật thì tỷ lệ thành công rất cao.

Nhiều chuyên gia cho rằng, cần phải có cái nhìn đúng với nghề nuôi chim yến, đa số những căn nhà nuôi yến nhưng yến không vào, vào nhưng không ở, không làm tổ… là do không nắm vững kỹ thuật và các yếu tố liên quan. Ông Thành cho biết, nuôi chim yến có nhiều ưu điểm như không đầu tư mua giống, không phải lo thức ăn, không phải lo dịch bệnh, chim yến ăn, uống trên không, bay suốt ngày từ sáng tới tối về tổ, không tiếp xúc với sinh vật khác và hầu như không đậu. Đến nay, chưa phát hiện chim yến bị nhiễm H5N1.

Nuôi chim yến là tìm cách dẫn dụ chim vào nhà, chim ở lại, gây đàn, làm tổ. Nếu xác định đúng vùng có chim yến, xây nhà đảm bảo kỹ thuật, nắm vững đặc tính của chim yến, biết cách dẫn dụ thì vốn đầu tư ban đầu không cần phải nhiều nhưng thành công vẫn rất cao. Ông Thành dẫn chứng, một nhà kho tại Đồng Nai, tuy cũ và chật chội, đường chim vào chỉ là hẻm nhỏ để xe nhưng yến vào làm tổ rất nhiều. Hay căn nhà bán vật liệu xây dựng ở Cần Giờ, dùng tôn cơi nới phía trên cao khoảng 2 m, phía dưới vẫn mua bán bình thường mà vẫn có cả trăm tổ yến. Có những căn phòng làm việc cũ khoảng 12 m2 nhưng yến vẫn vào làm tổ…

Ông Thành chia sẻ, để hạn chế rủi ro, người đầu tư không nên xây căn nhà quá lớn mà nên xây trước khoảng 30% (làm nhà nhỏ) khi thấy yến về nhiều thì mở rộng, xây thêm rồi thông vách. Ông Thành lưu ý, mỗi vùng nước ta có nhiệt độ, ẩm độ khác nhau nên thiết kế nhà yến phải chú ý chọn vật liệu phù hợp, nhà nuôi ở ĐBSCL khác với miền Trung. Ngoài việc đảm bảo âm thanh, ánh sáng, độ ẩm cần chú ý môi trường xung quanh, nhất là kẻ thù của yến như cú mèo, tắc kè, diều hâu, loại trừ kiến, gián, chuột, dơi, cả thằn lằn… Có căn nhà yến vào nhiều nhưng chủ nhà không chú ý diệt kiến, rắn, chuột, thế là đàn yến lại kéo nhau đi…
Nguồn: THANH TÂM - Khoa học phổ thông


CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY

Xem thêm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sẽ có tại nhà bạn
Giao hàng miễn phí
sản phẩm trên 3.000.000đ
Thanh toán
Thanh toán khi nhận hàng
Hỗ trợ online
076 235 6788
076.235.6788
Vừa có đơn hàng được đặt tại Đà Nẵng