PHẦN BA
THU HÚT VÀ TĂNG ĐÀN CHIM YẾN VỀ Ở VÀ LÀM TỔ
Thu hút, dẫn dụ, di đàn…lấy chim từ trên biển trời mênh mông, từ các nơi xa xăm về ở và làm tổ trong nhà các nhà yến mới xây, thật ra là ở hai đặc điếm sinh thái rất bình thường của chim yến là “ trên đường về sau khi kiếm mồi ăn, nghe tiếng đồng loại, chim hay ngộ nhận là nơi ở của mình nên tìm đến” và “các chim non trẻ khi kết đôi không quay lại nơi sinh ra mà tìm đến nơi ở mới”.
Từ tình cờ phát hiện chim yến về ở làm trong tổ trong các căn nhà bỏ hoang phế, con người tìm ra được đặc điểm này và tổ chức thu lại tiếng chim và phát ra để gọi mời chim yến về. Để chim yến ở lại lâu dài, làm tổ thì phải tạo ra môi trường phù hợp với đặc tính sinh lý của chim, nhiều người gọi đây là kỹ thuật hay công nghệ dẫn dụ, thu hút và di đàn, tăng đàn đưa chim yến về.
Các nhà nghiên cứu chim yến ở Indonesia , Thái Lan và Việt Nam đều khẳng định “Chim yến vào nơi ở mới là đặc tính sinh học bình thường của các con chim non trẻ, nhận biết có nơi ở mới là đặc tính sinh học binh thường của các con chim non trẻ nhận biết có nơi ở mới là do tiếng kêu của đồng loại. Số lượng chim về sẽ tăng theo thời gian, không có kỹ thuật hay công nghệ dẫn dụ, thu hút và di đàn, tăng đàn mà chỉ có kỹ thuật tạo môi trường phù hợp để giữ chim ở lâu dài và làm tổ”.
Tất cả chim yến đều có nơi trú ở, chỉ có chim yến non trẻ khi trưởng thành kết đôi là thay đổi địa chỉ do môi trường đang sống bị biến đổi bất lợi, phải bỏ nơi ở cũ tìm đến nơi có điều kiện môi trường phù hợp.
Từ năm 1970 đến nay, các yếu tố gây bất lợi môi trường xảy ra nhiều lần ở Ind onesia , Thái Lan và Việt Nam đã đưa nhiều đợt chim yến đảo vào đất liền trú ở. Gần đây nhất là các trận động đất, sóng thần và cháy rừng đã đẩy hàng vạn chim yến vào miền Nam Thái Lan, Campuchia, Việt Nam trú ở.
1.NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG CHIM YẾN ĐẢO VÀO ĐẤT LIỀN
Chim yến sống hoang dã trong các hang động tự nhiên ở biển đảo.
Vào trước các năm 1970, tại các tỉnh Khanh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và Sài Gòn đã phát hiện có nhiều căn nhà, rạp hát, nhà kho bỏ hoang chim yến về làm tổ. Ở Ind onesia và Malaysia cũng vậy.
Các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân dẫn đến các nhóm chim yến rời khỏi hang đảo vào nhà do con người xây để ở và làm tổ là nguyên nhân gay bất lợi cho môi trường sinh sống của chim trong hoang dã.
- Các thảm họa môi trường tự nhiên là bão, lũ lụt, sóng thần, động đất và lở đất
- Cây hoang dại mọc che lối vào hang gây bất lợi cho chim trú ở.
- Hạn hán, lụt lội làm môi trường, nguồn côn trùng mồi ăn của chim yến giảm bớt hoặc không còn, chim phải đi xa hơn mới tìm được thức ăn. Vùng tìm kiếm thức ăn thường nằm trong bán kính 25 km, nếu xa hơn chim sẽ tìm nơi ở mới để tìm kiếm thức ăn dễ dàng.
- Các trận cháy rừng lớn khói bụi làm ô nhiễm và hủy diệt vùng sinh sống và vùng cung cấp mồi ăn cho chim yến.
- Các khu đô thị, khu nghỉ mát, khu công nghiệp, điện năng, hóa dầu xây dựng mới phá hủy môi trường sống đã đẩy các vùng thức ăn côn trùng của chim là đồng lúa, đồng cỏ, bụi cây ven song ven biển, rừng, bụi rậm và đầm lầy ra xa hơn.
- Chim tăng đàn từ nhiều nơi đến sống làm nơi ở trở nên đông đúc nhiều chim, số chim nhỏ tìm chỗ ở khó khăn nên đi tìm nơi khác.
- Các con chim trẻ không tìm được chỗ làm tổ vì có các con chim ở trước chiếm nên phải tìm đến nơi khác.
- Xuất hiện nhiều địch hại chuột, rắn, đại bàng, cú, cáo và con người vào lấy tổ làm đời sống chim bị xáo trộn hoặc có nguy cơ bị sát hại nên chim buộc phải rời bỏ.
- Gặp các yếu tố bất lợi, chim yến phải tìm đến các vùng sống mới, trong khi đi bị gió lớn đẩy vào đất liền gặp các ngôi nhà hoang phế yên tĩnh có điều kiện thích họp là chim vào tú ở. Các con chim trẻ đi nhiều hơn.
- Lớp chim đảo này vào, các năm sau gặp các trận bão mới hay môi trường bị biến đổi tiếp tục đẩy lớp chim đảo mới vào đất liền trú ở và tăng đàn phát triển. Nhiều năm thành các quần thể lớn sinh sống ở nhiều vùng vên biển, ven sông, ven đầm lầy ao hồ lớn và các vùng có nguồn thức ăn dồi dào.
2.CÁC TRƯỜNG HỢP CHIM VÀO NƠI Ở MỚI
Khởi đầu ở Ind onesia , khi nắm được đặc điểm của chim yến “sau khi kiếm ăn, trên đường về nghe tiếng đồng loại là chim ngộ nhận bay tìm đến” nên đã thu tiếng chim yến kêu. Vào buổi chiều, họ phát tiếng chim yến kêu, một số chim non trẻ nghe tiếng kêu lầm tưởng bay vào. Các điều kiện nên trong nhà yến phù hợp nên ở luôn, có nhiều nhà chim yến vào nhưng thấy không phù hợp nên bỏ đi.
Ngoài số chim non trẻ, còn có các chim yến khác tìm đến các nơi ở mới.
- Các con chim bị biến động sinh lý không làm tổ vào mùa sinh sản chung mà sinh sản rải rác trong năm. Số chim này có thể tìm đến nơi ở mới vào bất kỳ thời gian nào.
- Trong nhà yến quá đông đúc không còn chỗ nên cả chim trẻ và chim lớn phải ra đi vì chỗ làm tổ cũ bị chiếm.
- Thời tiết xấu bão lụt, mưa to, gió lớn làm các con chim trẻ và chim lớn không thể tìm về nơi ở cũ phải đi nơi khác.
- Môi trường sống bị phá vỡ do không khí ô nhiễm, mạt gỗ xâm hại, nấm mốc phát sinh, nhà yến phải sữa chữa hay bị phá bỏ, chim phải đi tìm nơi ở mới.
- Trong mùa sinh sản, chim mới làm tổ nhưng chưa đẻ mà tổ bị lấy nên phải tìm nơi khác.
- Như vậy để có chim yến về nơi ở mới thì sẽ có một số chim ở nhà yến khác bị mất đi hoặc từ các hang động ở biển khơi bị gió đẩy bay trôi dạt vào.
3. YÊU CẦU MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA CHIM YẾN
Yếu cầu được sống của chim yến rất đơn giản là nơi trú ở hơi tối có không khí mát và trong lành, gần vùng có nước để chơi đùa, gần vùng có côn trùng để kiếm ăn. Muốn hưởng lợi từ chim yến là phải tạo ra nơi có môi trường sống phù hợp và ổn định để chim yến ở lâu dài.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và xác định môi trường phù hợp cho chim yến sống lâu dài là nơi tối lờ mờ có độ sáng ít nhất là 0,02 lux độ ẩm 65-80%, nhiệt độ 27-29%C, hàm lượng oxy 19-20%, không khí trong lành không bị nhiễm khí độc, không bị nấm mốc và mối mọt côn trùng địch hại xâm phạm. Tốt nhất là vùng cách xa bờ biển trên 5-10 km.
4. VẬT LIỆU ĐỂ CHIM YẾN GẮN TỔ
Tổ chim yến làm từ nước bọt rất dính, nên gắn được trên tường, bê tông, đá, gỗ.
Các nhà khoa học đã kết luận chim yến thích gắn tổ trên các tấm ván vì bám vào gỗ dễ hơn là bám tường đá. Nhà yến nào có nhiều tấm ván thì chim gắn nhiều tổ và ngược lại chỉ có vài tấm ván thì tổ ít.
Ván là gỗ tạp rẻ tiền có xớ mềm, nhám được xử lý theo công nghệ ngâm rửa, tẩm và sấy khô, đạt chất lượng không mùi, khó hư mực, khó bị côn trùng phá hủy, giữ ẩm tốt, nhẹ để dễ gắn lên trần, dễ cưa cắt, đóng vững chắc, chim thấy an toàn để xây tổ.
Ván ngăn được ánh nắng mặt trời, tạo bóng tối lờ mờ phù hợp với đặc tính của chim sống trong hang động khi sinh sản.
Chim làm tổ dễ dàng, không bị mệt mỏi vì chân và cơ bắp không phải hoạt động nhiều khi chim treo mình làm tổ. Nước bọt được hấp thu khô nhanh thì tổ được xong sớm. Nền tổ dày cứng sẽ giữ tổ,trứng và chim non được chắc chắn.
THANH LÀM TỔ BẰNG GỖ BẠCH TÙNG |
5. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC ĐỂ CHIM YẾN VỀ Ở VÀ LÀM TỔ
Nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới, các vùng ven biển của Việt Nam có rừng ngập mặn, vào trong đất liền có nhiều mặt nước sông hồ đầm lầy lớn, đồng lúa, vườn cây ăn trái và rừng cây bụi thấp thuận lợi cho nhiều loài côn trùng sinh sôi phát triển làm nguồn mồi ăn cho chim yến nên từ Đà Nẵng đến Hà Tiên Rạch Giá, Cà Mau và các hải đảo có chim yến sinh sống.
Vào cuối năm 2011, ở Việt Nam đã có hơn 3.000 nhà yến.
Ở TP. Hồ Chí Minh, vùng Cần Giờ rừng sinh quyển ngâp mặn và các vùng ở các quận 2, 7, 8, 9, Nhà Bè, Củ Chi, Bình Thạnh có hơn 500 nhà yến, trở thành trung tâm nuôi yến lớn nhất nước ước phỏng với hơn 280.000m2 sàn nuôi.
Chung quanh các hồ Dầu tiếng, hồ Phước Hòa, hồ Trị An, hồ Thác Mơ, hồ Xuyên Mộc của các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đòng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu, ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu của các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau,Rạch Giá có hơn 950 nhà yến, diện tích sản nuôi ước phỏng trên 350.000m2.
KHU VỰC CHIM YẾN SINH SỐNG PHỔ BIẾN |
Dọc theo theo ven biển từ các tỉnh Quảng Nam , Đà nẵng, Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, và Bình Thuận có gần 900 nhà yến, diện tích sản nuôi khoảng 190.000m2.
Qui mô các nhà yến ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam lớn diện tích trần nuôi rộng 250-600m2, đặc biệt có nhiều nhà qui mô rất lớn 800-1.000m2. Qui mô các nhà yến ở Miền Trung nhỏ dưới 250 m2 và có hơn 50% nhà yến diện tích nhỏ từ 50-100m2.
5.1. ĐỊA ĐIỂM
Trong thực tế có nhiều vùng không có hoặc có rất ít chim yến hoạt động. Ở TP. Hồ Chí Minh có vùng Lê Minh Xuân, An Hạ, Nhị Xuân, ở Đồng Nai có vùng Nam Cát Tiên mặc dù các vùng này nằm gần vùng có chim lưu trú với số lượng lớn như ở Cần Giờ, ở Long Khánh.
Vùng Quới Thạnh, Phước An của Nhơn Trạch cách vùng An Hòa, Tam Thôn Hiệp Cần Giờ TP. Hồ Chí Minh con sông Lòng Tàu và Đồng Tranh là vùng có nhiều chim yến trên đường đi kiếm ăn bay ngang nhưng ở các vùng khác của Nhơn Trạch và Long Thành thì có rất ít. Việc chọn địa điểm xây nhà yến phải được khảo sát cẩn thận.
Địa điểm xây nhà yến chọn tốt nhất là trong khu vực đang có nhiều nhà nuôi chim yến vì là vùng chim yến đang hoạt động, hội đủ các yếu tố là gần nhiều vùng rừng cây bụi thấp, đồng lúa, mặt nước sông rạch lớn và không xa quá 20 km vùng chim kiếm mồi.
Ở các vùng mới chưa có nhà nuôi chim yến, chọn địa điểm phải xác định là vùng đang có chim hoạt động, các nhà kỹ thuật thường xác định các yếu tố là có gần vùng rừng cây bụi thấp, đồng lúa, mặt nước sông rạch lớn và không xa quá 20-25 km vùng chim kiếm mồi trước rồi mới xác định vùng có chim hoạt động.
Để xác định có chim yến, nên từ 9,30-10,30 h sáng và 4-6 h chiều dùng máy phát tiếng chim yến kêu, sau 20-30 phút chim nghe tiếng đồng loại sẽ bay về lượn chung quanh trên loa phát.
Chim yến bay đến và bay đi luôn là ở đây không phải vùng sống hoạt động của chim yến hay là chim yến đảo đang bay tìm mồi ăn ở trong đất liền trên đường bay về hang.
5.2. CÁC NGUYÊN TẮC XỬ LÝ ĐỂ MÔI TRƯỜNG NHÀ YẾN PHÙ HỢP
5.2.1. Thiết Kế Nhà Yến
Thu thập các dữ liệu gồm: Xác định số lượng chim có trong vùng, xác định hướng bay và đường chim bay dạo, các chi tiêu môi trường và khí hậu địa phương (nhiệt độ, lượng mưa, hướng và tốc độ gió), căn cứ các dữ liệu này để thiết kế các chi tiết của nhà yến: cao hay thấp bao nhiêu tầng, vị trí và kích thước lỗ ra-vào, lỗ thông tầng, lỗ thông phòng, ngăn phòng…để tạo môi trường nhà yến phù hợp cho chim yến sống trong điều kiện môi tường tại chỗ.
5.2.2.NHIỆT ĐỘ NHÀ NUÔI CHIM YẾN
Chim yến sống trong môi trường có nhiệt độ 27-290C, nếu nhiệt độ trên 320C hay dưới 240C chim yến sẽ bỏ đi.
Phần lớn các vùng có chim yến hoạt động thường có số giờ trong năm chịu ảnh hưởng của nhiệt độ cao trên 370C cần được can thiệp xử lý.
Dẫn giải
|
Số giờ trong năm (nhiệt độ trên 370C)
|
TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai
|
360-380
|
Tây Ninh, Bình Phước
|
420-460
|
Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Rạch Giá
|
320-360
|
Bà Rịa – Vũng tàu
|
290-320
|
Quảng
|
560-600
|
Khánh Hòa
|
450-500
|
Ninh Thuận
|
650-700
|
Bình Thuận
|
380-420
|
Đảo Long Sơn, Bà Rịa - Vũng Tàu
|
240-260
|
Để giải quyết nhiệt độ được ổn định và duy trì ở 27-290C, trong nhà yến phải có hệ thống thông gió và hồ nước. Hệ thống này tự vận hành luôn duy trì nhiệt độ trong nhà yến thấp hơn nhiệt độ ngoài trời 3-70C.
Khi nhiệt độ trên 370C không thể tự vận hành nhiệt độ về ở mức chuẩn được thì phải dung đến hệ thống phun nước hơi sương can thiệp để đưa nhiệt độ xuống.
Một số ít vùng có khí hậu mát dưới 260C để nâng nhiệt độ lên 27-290C thì ó thể dung máy sưởi nước nóng hoặc hơi nóng dẫn đi trong ống thép bố trí đi trong nhà yến để nâng nhiệt độ lên.
Khu Du Lịch Sinh Thái Du Sơn, Long Sơn, Vũng Tàu ở nhiệt độ cao 30-50m, trong năm có hơn 5.800-6.200 giờ có nhiệt độ bình quân thấp dưới 260C và 1.800-2.100 giờ nhiệt độ ở 27-360C và 240-260 giờ nhiệt độ trên 370C nên vẫn phải có hệ thống thông gió và hồ nước.
5.2.3. Độ Ẩm Nhà nuôi chim yến
Độ ẩm thích hợp cho nhu cầu sinh lý của chim yến là 65-70% vào mùa sinh sản, độ ẩm phải tăng lên trên 70% để vật liệu mà chim yến gắn tổ lên nhờ hơi nước giữ được nền tổ không bị rộp chân.
Trong thiên nhiên hoang dã chim yến làm tổ trên vách đá để nền tổ không bị rộp rớt tổ cầ độ ẩm 85-90%, tron nhà yến ở Ind obesia sử dụng gỗ giá tị làm tấm ván đóng trần vì gỗ có thớ gỗ săn chắc khó thấm nước nên cần độ ẩm cao 85-90% để tổ yến gắn được không bị rộp chân.
Gỗ giá trị rất khan hiếm nên các nhà nuôi chim yến không sử dụng mà sử dụng ván gỗ tạp rẻ tiền, ở độ ẩm 75-80%, các tấm ván này vì không được xử lý ngâm tẩm nên dễ bị mọt gỗ và nấm mốc phá hoại.
Độ ẩm và nhiệt độ có môi trường tương quan tăng giảm nghịch chiều.
Trong vùng nhiệt độ thấp dưới 260C, khi nâng nhiệt độ trong nhà yến đạt chuẩn 280C thì nên chấp nhận độ ẩm thực tế đang có dù độ ẩm chỉ là 60%, nếu đưa độ ẩm lên 70% thì nhiệt độ sẽ hạ xuống dưới 280C.
Trong vùng nhiệt độ cao trên 270C, khi kéo nhiệt độ xuống chuẩn 280C nếu cần nâng độ ẩm lên trên 85-90% thì cứ nâng nhưng lưu ý là không được làm không khí ẩm thấp nấm mốc phát triển chim bỏ đi.
Nên vận hành môi trường nhà yến theo chỉ tiêu nhiệt độ và luôn giữ ẩm độ ở 65-70% là phù hợp. Trong mùa chim sinh sản thì nâng lên 70-80% tốt nhất.
Không cần thiết phải đưa đô ẩm lên tới 80-95%. Các chủ nhà yến ở Thái Lan và Ind onesia cho rằng không cần thiết phải đưa độ ẩm lên 80-95% vì tấm ván trần sử dụng là gỗ SWO-2 hay gỗ tạp có tính hút ẩm và giữ ẩm tốt, độ ẩm 70-75% là giúp giữ tổ yến gắn được vào tấm ván không bị rộp chân. Độ ẩm này tốt cho chim yến trong mùa sinh sản vì trùng vào mùa mưa là mùa độ ẩm trong không khí cao nhưng rất dễ bi nấm mốc xâm nhập.
Ở Việt Nam , chim yến làm tổ trong mùa mưa, các nhà yến không dùng gỗ giá trị mà dùng ván tạp chỉ sấy (không ngâm tẩm trừ mối mọt nên rất dễ bị nấm mốc).
Trong năm 2010, ở Bạc Liêu, mưa nhiều độ ẩm cao. Nhà yến vận hành với độ ẩm 85-95% nhiều tấm ván trần bị nấm mốc phá hoại, ở Đồng Xoài thì mạt gỗ sinh sôi tràn lan cắn phá chim làm tổ, kết quả chim bỏ đi.
5.2.4. KHÔNG KHÍ TRONG LÀNH
Phân chim có màu nâu đen, khi mới thải ra có màu nâu đen có pha vài vệt trắng, Do còn cánh, vỏ và thân côn trùng chưa tiêu hóa hết nên chứa nhiều protein, các khoáng dưỡng chất, Ca/P và chitin, nên có mùi đặc biệt. Phân chim tiếp tục phân hủy nên phát sinh nhiều khí thải độc CO2, NO2, NO3, CH4, H2S và NH3bay quanh quẩn trong nhà yến. Hàm lượng các khí thải độc này cao sẽ gây nguy cơ ngạt thở và tê liệt thần kinh nếu hít phải.
Chim yến rất mẫn cảm với các loại khí thải độc, chỉ hàm lượng thấp cũng bị sốc và chết nên bỏ đi ngay nếu hàm lượng vượt quá 0,01%.
Chim yến ở lâu dài khi không khí trong nhà yến được trong lành.
Các chủ nhà yến có xu hướng để phân chim trong một thời gian khá dài 12-16 tháng để tạo thêm mùi tự nhiên thu hút chim nhưng làm các khí độc tích tụ nhiều.
5.2.5.ÁNH SÁNG
Đặc điểm của các loài chim sống trong hang động là cần chỗ tối để giấu tổ, bảo vệ bản thân và các chim non khỏi kẻ thù.
Nhờ đặc điểm nhà yến tối lờ mờ hạn chế được các loài chim khác như én nhạn, yến cỏ, se sẻ, bồ câu và nhiều loài chim dữ như chim cú, cắt, đại bang, két…không dám ào nơi trú ở của chim yến, tối thăm thẳm.
Nguồn ánh sáng chiếu vào nhà yến chỉ có ở hai nơi lỗ ra-vào và lỗ thông gió, phải hạn chế nguồn ánh sáng chiếu và phản chiếu và
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét