1
Bạn cần hỗ trợ?

          Chim yến là loài chim đặc hữu của ASEAN.Với công nghệ nuôi chim yến trong nhà, ngành công nghiệp nuôi chim yến (hay nông nghiệp kỹ thuật cao) đang phát triển mạnh mẽ ở ASEAN.
-          Lợi ích kinh tế của ngành công nghiệp mới này lên tới hàng tỷ USD, sánh vai được với các ngành nông nghiệp xuất khẩu quan trong như lúa gạo, cao su…
-          Công nghiệp nuôi chim yến còn góp phần quan trọng khống chế chân khớp gấy hại, giảm thiểu hóa chất pesticide độc hại, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe và bảo đảm an ninh lương thực
-          Có thể kết hợp xây dựng nhà nuôi chim yến thành các pháo đài khẳng định chủ quyền và bảo vệ bờ biển, hải đảo
-          .Do đó cần coi phát triển công nghiệp nuôi chim yến là một trong các giải pháp quan trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng của nước ta
-          THÀNH PHỐ HỔ CHÍ MINH CÓ THỂ TRỞ THÀNH MỘT TRUNG TÂM THÚC ĐẨY CÔNG NGHIỆP NUÔI CHIM YẾN Ở VIỆT NAM
-          1. Công nghiệp nuôi chim yến có khả năng tạo thêm một mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới cho Việt Nam
-          Chúng ta có thể coi nuôi chim yến là một ngành nông nghiệp đô thị vì có thể nuôi chim yến ở ngay các căn nhà hay tận dụng sân thượng… để nuôi chim yến trong các đô thị và cho thu nhập cao. Với việc ứng dụng một số thành tựu về điện tử, máy móc,âm sinh học…sản xuất tổ yến có giá trị cao cho mỗi mét vuông diện tích nên nuôi chim yến còn có thể coi là một ngành nông nghiệp kỹ thuật cao     
-                Nhưng nuôi chim yến không chỉ là ngành nông nghiệp mà đã được coi là một ngành công nghiệp mới nổi ở Đông Nam Á
-          Theo thống kê chưa đầy đủ doanh thu bán lẻ tổ yến trên thế giới năm 2006 khoảng 3,8 tỷ USD. Năm 2009 đã vượt quá 4,15 tỷ USD với mức tăng trung bình mỗi năm là 15%.
-          Công nghệ, kỹ thuật nuôi chim yến mới du nhập vào Việt Nam khoảng 5-6 năm nay (chậm hơn Malaysia khoảng 15 năm) nhưng do gặp điều kiện thuận lợi nó đã phát triển rất nhanh. Hiện nay theo thống kê chưa đầy đủ toàn quốc đã có khoảng 5.000 nhà nuôi chim yến ở trên 30 tỉnh thành từ Hải Phòng tới mũi Cà Mau, từ ven biển lên cao nguyên Đắc Lắc, Bảo Lộc gồm: Bình Thuận, Nha trang, Phan Thiết, Gò Công - Đồng ThápSóc TrăngBạc liêuRạch Giá-Kiên GiangĐồng Tháp,Cần Thơ, Tiền Giang, Long An, Cần Giờ, Bình PhướcBà Rịa, Vũng Tàu, Long Thành, Cà MauĐịnh Quán-Đồng Nai, Bảo Lộc, Biên Hòa, Cần Đước, Cần Giuộc, Trà VinhBến TreLong XuyênTây Ninh, Củ Chi,Campuchia, La Ngà – Đồng Nai, Dầu Tiếng – Bình Dương, Sông Đốc – Cà MauĐà Nẵng, Tuy Hòa-Phú Yên, Đồng Xoài-Bình Phước, Thanh Hóa, Hải Phòng, Bảo Lộc, Kon Tum, Buôn Mê Thuộc, Gia Lai, Đak Lak, Đak Nông,Nuôi yến ở Miền Bắc ... .TP Hồ Chí Minh không phải là ngoại lệ, đã có hàng trăm nhà, phòng nuôi yến từ Cần Giờ tới Củ Chi và khắp các quận nội thành
3,2 tỷ USD (10 tỷ RM) là dự báo giá trị sản lượng tổ yến của Malaysia 2020

Công nghiệp nuôi chim yến tạo ra nhiều công ăn việc làm và tăng thu nhập kinh tế trong các lĩnh vực chính:
1.1 Nuôi chim yến:Hàng trăm nghìn nhà nuôi chim yến cho đến các khu công nghiệp nuôi chim yến, sản xuất ra một khối lượng lớn tổ yến
1.2 Các xí nghiệp chế tác tổ yến: nhặt lông, làm sạch, phân loại, đóng gói tổ yến
1.3Các nhà chuyển giao công nghệ, xây dựng kiến trúc, sản xuất lắp đặt trang thiết bị cho nuôi yến
1.4Các nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng từ tổ yến
1.5Các nhà buôn bán, xuất nhập khẩu tổ yến
1.6Các cửa hàng bán buôn, bán lẻ tổ yến, các chế phẩm từ tổ yến, hệ thống cửa hàng ăn uống món ăn từ tổ yến
1.7Các công ty, tập đoàn đầu tư địa ốc nuôi chim yến
          Công nghiệp này giúp ngành du lịch có thêm cơ hội kinh doanh các sản phẩm du lịch gắn với mua bán tổ yến, du lịch sinh thái gắn với các hang đảo và công viên sinh thái nuôi yến, các tua tham quan học hỏi nuôi yến…
          Công nghiệp nuôi chim yến cho tổ yến và chế phẩm thực phẩm chức năng giúp tăng cường sức khỏe, trẻ, đẹp cho cộng đồng.
          Công nghiệp nuôi chim yến còn là một giải pháp phòng chống côn trùng gây hại, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, tăng sản lượng hoa màu, góp phần cho an toàn thực phẩm, giảm ô nhiễm do hóa chất độc hại, bảo vệ sức khỏe vật nuôi và con người
Bản đồ phân bố nhà yến tại Việt Nam
H.2: Bản đồ các địa phương có nhà nuôi yến 
và đề tài nghiên cứu khoa học nuôi yến
Nhà yến ở Bạc Liêu,Cà Mau, Kiên Giang,Phú Yên, Đồng Nai, Lâm Đồng
          Việt Nam có diện tích lớn hơn Malaysia, lại tiếp giáp với lục địa Đông Nam Á và Nam Trung Quốc có nhiều côn trùng làm thức ăn cho chim yến.Khí hậu nhiều nơi ở Việt Nam cũng khá phù hợp cho nuôi chim yến.Chất lượng tổ yến ở Việt Nam được thị trường đánh giá là cao nhất Đông Nam Á, giá bán cao hơn tổ yến có xuất sứ từ các nước khác.Do đó chúng ta có thể dự báo sản lượng tổ yến xuất khẩu của chúng ta có thể vượt Malaysia, nghĩa là có thể vượt 3 tỷ USD và yến sào sẽ trở thành một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong tương lai không xa.
          Như vậy có hai vấn đề có thể khẳng định:
 1) nuôi chim yến không phải chỉ là thú vui của nhà giàu, không phải chỉ là kinh tế ngách mà là một ngành công nghiệp có tiềm năng rất lớn đáng được quan tâm phát triển
2)Công nghệ nuôi chim yến đã được khẳng định có hiệu quả, khiến nuôi chim yến không còn là trò may rủi, hên sui, tất nhiên điều cần thiết là phải quan tâm đúng mức đến khoa học, công nghệ.
2. Các hình thức, quy mô và đặc điểm của công nghiệp nuôi chim yến
Đặc tính kinh tế nổi bật của công nghiệp nuôi chim yến
  1. Không phải khai hoang, phá rừng. Giúp khôi phục rừng trong tương lai. Có thể phát triển rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, từ Bắc vào Nam ( trừ một số vùng nhất định)
  2. Công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật cao nhưng có thể tự sản xuất trong nước
  3. Đầu tư vốn có thể từ nhỏ đến lớn, có thể lôi cuốn nhiều thành phần kinh tế tham gia
  4. Thị trường đang mở rộng nhanh cùng với sự phát triển của Trung Quốc, Đông Á. Cung không đủ cầu
  5. Cho thu hoạch và hoàn vốn nhanh: 3-5 năm
  6. Chi phí sản xuất thấp: ít lao động, ít điện nước, hiện chưa phải chi phí thức ăn, thuốc, hóa chất chống dịch bệnh
  7. Quản lý đơn giản
  8. Tốc độ phát triển nhanh:> 20%
  9. nuôi chim yến không phải mua con giống chim yến, không phải cho chim yến ăn, bí quyết nằm ở chỗ làm nhà thích hợp cho chim yến ở và các cách dụ chim yến đến ở.
  10.       Có hai quy mô chính là quy mô kinh tế hộ gia đình và quy mô công nghiệp tập trung mà ở Malaysia thường gọi là Công viên Sinh thái Nuôi Chim yến
  11.       Giai đoạn đầu ở các nước, nuôi chim yến là tự phát, thường có quy mô hộ gia đình, nhỏ lẻ; tận dụng các phòng, nhà bỏ hoang, hoặc xây nhà chuyên dụng nuôi chim yến.Lúc đầu chỉ có một vài nhà, sau đó hàng xóm thấy có kết quả, những người ở nơi khác tụ đến, đua nhau xây nhà yến, hình thành các khu nuôi chim yến lẫn lộn với các khu dân cư hiện hữu, tạo nên các làng, các thị xã, thành phố nuôi chim yến khá tập trung.(tình trạng này hiện đang bắt đầu xảy ra ở Việt Nam)
  12. Đến nay nuôi chim yến ở một số nước phát triển có tính chất công nghiệp và quy mô ngày càng lớn.Ở Malaysia, nhiều “đại gia” như một số ngân hàng, công ty địa ốc lớn, các công ty xây dựng đã nhận thức được lợi ích kinh tế của công nghiệp nuôi chim yến liên kết xây dựng hàng chục Công viên Sinh thái Nuôi Chim Yến



MỘT SỐ KHU CÔNG NGHIỆP NUÔI CHIM YẾN
 MALAYSIA

3. Vài nét đặc trưng của chim yến (Aerodramus ssp)

-          Dài 10 – 16 cm
-          Nặng 12,4 – 18,0 g
-          Tổ bằng nước bọt, năng 8-18g
-          Lưng nâu phớt đen, bụng xám hoặc nâu, hông xám. Đuôi chẻ đôi không sâu
-          Âm thanh ríu rít và cao. Âm dò đường 2-8 kHz định hướng trong đêm tối
-          Tuổi thọ 12 năm

PHÂN LOẠI HỌC
Một số tác giả cho rằng yến nuôi ở Malaysia,Indonesia thuộc loài A.fucifagus, yến đảo Việt Nam thuộc loài A.germani ( tổ yến có giá cao gấp đôi tổ yến loài trên). Nhưng kết luận cần được nghiên cứu sâu hơn
PHÂN BỐ CỦA CHIM YẾN

4. Tổ yến và các giá trị của nó


1.YẾN SÀO- SẢN PHẨM XUẤT KHẨU
CÓ GIÁ TRỊ CAO
          Tổ yến đã trở thành một mặt hàng bổ dưỡng đắt nhất, 3.000-6.000 USD/kg yến đảo, 1.400-1.800 USD/kg yến nhà. Yến huyết có khi tới 10.000 USD/kg
          Indonesia đã trở thành nước sản xuất tổ yến nhiều nhất thế giới (khoảng 120 tấn); Thái Lan đứng thứ 2 (40 tấn); Malaysia đứng thứ 3 (20 tấn)(số liệu 5/2005). Việt Nam dựa vào các hang động tự nhiên, tập trung ở 3 tỉnh Khánh Hòa, Quảng Nam và Bình Định, với tổng sản lượng khoảng 3-5 tấn/năm. Năm 2009, riêng Malaysia đã đạt giá trị sản lượng tổ yến 233 triệu EURO (90% xuất khẩu), dự báo đến 2020 thu nhập từ tổ yến lên tới 10 tỷ MYR ( hơn 63.000 tỷ VND –   hơn 3,2 tỷ USD) (So sánh số liệu 2010 VN dự báo xuất khẩu gạo đạt 2,6 tỷ, cao su 2 tỷ USD)
          Nếu được chế biến thành các sản phẩm sức khỏe và tặng phẩm, giá trị tăng lên nhiều lần.
          Tiềm năng phát triển còn rất lớn
GIÁ YẾN SÀO KHÔNG NGỪNG TĂNG
(Amy S.M.Lau and David S.Melville, 1994 )
2. YẾN SÀO LÀ VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN
           CÓ GIÁ TRỊ
          Được tạo thành từ chất nhầy (mucin) nước bọt, tổ yến là một loại glycoprotein tự nhiên với giá trị dinh dưỡng 345 kilocalo/100 gam. Tổng lượng protein chiếm đến 85% trọng lượng khô, lipit chỉ có 0,3% và có sự hiện diện của nhiều nguyên tố vi đa lượng, vitamin
          Yến sào được cho là thần dược phòng chữa được nhiều bệnh như tăng cường tình dục, cải thiện giọng nói, tăng cường miễn dịch, tăng cường tập trung, làm trắng da… Đặc biệt, acid syalic với hàm lượng 8,6% và Tyrosine là những chất có tác dụng phục hồi nhanh chóng các tổn thương khi bị nhiễm xạ hay chất độc hại, kích thích sinh trưởng hồng cầu
          Yến sào có tác dụng làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, làm giảm bệnh cúm và các triệu chứng dị ứng, làm tăng thể trọng, cân bằng các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường khả năng hoạt động thể lực và phản xạ thần kinh, giảm thời gian đông máu, tăng cường các kích thích sinh trưởng cho các tế bào, phục hồi các tế bào bị thương tổn, chống lão hóa, hồi xuân, tăng tuổi thọ. Gần đây, khi nghiên cứu tác dụng của yến sào trong trường hợp cơ thể bị nhiễm chất độc hại, người ta nhận thấy yến sào hạn chế mức độ sút cân, phục hồi sức khoẻ nhanh , ổn định các chỉ tiêu huyết học. Người ta cũng đang nghiên cứu dùng yến sào điều trị các bệnh ung thư và HIV/AIDS vì phát hiện có một số hoạt chất sinh học kích thích sinh trưởng tế bào bạch cầu ngoại biên trong yến sào.
CÁC HOẠT CHẤT SINH HỌC CỦA TỔ YẾN
Theo số liệu của Trung tâm Công nghệ Sinh học Đại học Thủy sản và Viện Công nghệ sinh học thuộc viện Khoa Học và Công nghệ Việt Nam, trong thành phần yến sào có:
-          18 loại acid amin, một số có hàm lượng rất cao như Aspartic acid, Serine, Tyrosine, Phenylalanine, Valine, Arginine, Leucine... Đặc biệt, acid syalic với hàm lượng 8,6% và Tyrosine là những chất có tác dụng phục hồi nhanh chóng các tổn thương khi bị nhiễm xạ hay chất độc hại, kích thích sinh trưởng hồng cầu.
-           Ngoài ra, yến sào có cấu trúc glucoprotein, có năng lượng cao, cơ thể dễ hấp thụ.
-           Các nguyên tố đa, vi lượng trong yến sào rất phong phú, có đến 31 nguyên tố xuất hiện bằng phương pháp huỳnh quang tia X, rất giàu Ca và Fe là các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Các nguyên tố có ích cho ổn định thần kinh trí nhớ như Mn, Br, Cu, Zn cũng có hàm lượng cao. Một số nguyên tố hiếm tuy với hàm lượng thấp, nhưng rất quý giá trong kích thích tăng tiêu hóa hấp thu qua màng ruột như Cr, chống lão hóa, chống chất phóng xạ như Se
-          Axit sialic chống virus
3. YẾN SÀO - GIÁ TRỊ ẨM THỰC VÀ VĂN HÓA
-          Nhiều món ăn ngon, độc đáo từ tổ yến
-          “yến tiệc”  thể hiện đẳng cấp
-          Qùa tặng có giá trị thẩm mỹ, sản phẩm thiên nhiên của loài yến thủy chung và thương yêu con cái, giá trị thực, nâng cao sức khỏe
4. Là đặc sản của ASEAN, không bị cạnh tranh bởi Trung Quốc và các vùng lãnh thổ khác
5. - Có thể xuất khẩu thô hay chế tác, chế biến (cần nhiều lao động thủ công đơn giản ở khâu này-giá trị tạo thêm công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo)
6. Có giá trị gia tăng cao khi chế biến:Tổ yến là nguyên liệu của công nghiệp thực phẩm chức năng .
MỘT SỐ SẢN PHẨM
    YẾN SÀO CỦA VIỆT NAM
THỊ TRƯỜNG
      trong một năm (theo Hai Kuan và Jannette Lee,2006):

- Hồng Kông: 100 tấn
- Mỹ, Úc, New Zealand, Canada: 30 tấn
- Trung Quốc (đại lục): 10 tấn
- Đài Loan: 5 tấn
- Macau: 5 tấn
                     Toàn cầu khoảng 200 tấn và không ngừng tăng lên, cung không đủ cầu, do đó giá tổ yến ngày càng đắt đỏ. Ví dụ, giá 1kg tổ yến: năm 1970 – 30 USD; 1995 – 400 USD; 2002 – 1380 USD
                     Trung Quốc là một thị trường to lớn mới nổi đang ngày càng mở rộng với tốc độ phát triển kinh tế hàng hai con số một năm.Việt Nam cũng là một thị trường lớn đang mở rộng không ngừng.
                     Ngoài ra tổ yến còn được tiêu thụ mạnh ở Châu Âu, Canada, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc…
          Theo các chuyên gia Malaysia thị trường tổ yến còn tăng trưởng với tỷ lệ hai con số trong vòng hai thập niên tới hoặc lâu hơn
5. Công nghệ của công nghiệp nuôi chim yến
CÁC CÔNG ĐOẠN CỦA CÔNG NGHỆ
NUÔI CHIM YẾN TRONG NHÀ
  1. Khảo sát lựa chọn địa điểm
  2. Quy hoạch,thiết kế khu công nghiệp, khu sinh thái,nhà nuôi chim yến
3.   Thi công nhà, khu công nghiệp…
4.   Lắp đặt trang thiết bị nuôi chim yến
5.   Tiến hành dẫn dụ chim yến vào ở và làm tổ ( bằng âm thanh, feromon, các chất dẫn dụ)
6.   Quản lý, duy trì, bảo dưỡng
  1. Thu hái tổ yến, chế tác, chế biến
      Có thể bổ sung:
     + Công nghệ ấp, nuôi và luyện chim con
     + Công nghệ nuôi côn trùng, thức ăn cho chim yến
CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT LÀ BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG
TỶ LỆ LÀM NHÀ YẾN THÀNH CÔNG Ở MALAYSIA:
(Theo tài liệu của hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Malaysia)
-          Khu vực tự phát, cá nhân: 10%
-          Khu vực các công ty lớn, thuê khoa học công nghệ: 95%
TỶ LỆ LÀM NHÀ YẾN THÀNH CÔNG Ở VIỆT NAM
-   Cần Giờ, TP HCM: < 30%
-   Kiên Giang: 5%
-          Khánh Hòa: 10%
-          Bạc liêu:10%
-          Viện Công nghệ Hóa học: 98%
Ham rẻ, không đầu tư đúng cho khoa học công nghệ có
thể dẫn đến thất bại, lãng phí tiền của
VẬT TƯ, TRANG THIẾT BỊ, HÓA CHẤT
  1. Vật liệu xây dựng: gạch, xi măng, cát, sắt ….tùy theo kiểu nhà
  2. Thanh làm tổ: gỗ (không mối,mọt,mục,mùi vị lạ, độ cứng vừa phải), bê tông, bê tông nhẹ, plastic. Bát, đinh để gắn thanh làm tổ. Tổ mồi
  3. Trang bị âm thanh: đầu máy, ămply, các loại loa treble, dây loa, ốc vít để gắn loa, đĩa CD hay USB tiếng chim ( nhiều loại)
  4. Trang thiết bị tạo ẩm: máy phun sương, dây nước, máy lọc nước, đầu bép. Bể nước hoặc dụng cụ chứa nước trong nhà, máy phun khí dung siêu âm…
  5. -Trang thiết bị làm mát: hệ thống làm mát bằng đoản nhiệt hơi nước, quạt máy, máy lạnh
  6. Trang thiết bị làm ấm: lò sưởi các loại
  7. Trang thiết bị điều khiển: Timer, Rơle nhiệt ẩm, camera quan sát. Màn hình
  8. Trang thiết bị điện nước: máy phát điện, ắc quy, hệ thống điện mặt trời, điện gió; dây điện, ổ cắm, phíc cắm, ống nước, ống thông hơi, khuỷu…
  9. Trang thiết bị bảo vệ: khóa, camera, máy chống trộm, máy báo động; chó…
  10. Hóa chất: chất tẩy mùi, chất rải sàn, phân yến….
  11.  Trang bị hóa chất phòng trừ dịch hại: đèn chống cú, bàn chông chống cú, bẫy chuột, gián; hóa chất trừ kiến, gián, chuột, mối, mục…
  12.  Trang thiết bị cho thu hoạch tổ yến: thang, đèn săn, dao, bơm phun nước, hộp,túi đựng…
  13. Trang thiết bị chế tác: phòng ốc, bàn ghế, bát, đèn,nhíp, khuôn, kẹp, quạt, máy sấy….
Ví dụ về thiết kế 1 nhà nuôi chim yến

MỘT SỐ TRANG THIẾT BỊ, HÓA CHẤT PHỤC VỤ CÔNG NGHIỆP NUÔI CHIM YẾN
Hình từ trái sang phải, từ trên xuống dưới: 1. đầu phun sương tạo ẩm và nước cho chim uống 2. Giống cây LAMTORO MINI trồng có hoa thu hút chim yến 3. Băng cátset tiếng hát gọi chim yến 4. Đĩa DVD tiếng hát gọi chim yến 5. amply có ổ cắm USB 6.Đầu đĩa CD và amply
1.       Máy kiểm soát nhiệt-ẩm YDH809EB  có cảm biến
2.Amply DSA-800 có ổ cắm USB, thẻ nhớ, 250W (cho 1000 loa treble)
3.Bộ kiểm soát nhiệt-ẩm H-09
Hình ảnh từ trái sang phải , từ trên xuống dưới:  1.Bột rải sàn  2.chất thu hút yến 3.chất hấp dẩn yến  4. chất khử mùi nhà mới  5.pheromon 3 trong 1 6.Thanh làm tổ  7,8,9,10.   Các chất chống côn trùng gấy hại   11. Chất chống chuột
Hình ảnh từ trái sang phải , từ trên xuống dưới: 1.dao thu hoạch tổ có rổ  2. rổ gắn dao  3.dao thu hoạch không rổ  4 nhíp nhắt lông  5. Tủ ấp trứng  7. đèn sử dụng cho chăm non và thu họach  8.đèn đội đầu 9. Khung hộp ngăn ánh sáng  10. tổ giả
                                
Một số côn trùng làm thức ăn nuôi chim yến có thể nuôi công nghiệp

NUÔI RUỒI QUẢ CÔNG NGHIỆP

MỘT SỐ MẪU THIẾT BỊ NUÔI RUỒI QUẢ
Một số giống côn trùng để hấp dẫn chim yến bán trên thị trường
6. Thành Phố Hồ Chí Minh có thể trở thành một trong những trung tâm thúc đẩy phát triển công nghiệp nuôi chim yến ở Việt Nam
Hiện nay có một số địa phương đang cạnh tranh để trở thành đầu tàu thúc đẩy phát triển công nghiệp nuôi chim yến ở nước ta
          Trước hết phải nói đến là Khánh Hòa, không chỉ trông chờ vào nguồn tài nguyên yến đảo có sản lượng cao nhất nước (hơn 3.000 kg /năm) mà tỉnh này đã chú ý hỗ trợ công ty yến sào Khánh Hòa trở thành tổng công ty gồm nhiều công ty con vừa bảo tồn phát triển yến đảo, vừa nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ nuôi yến trong nhà, vừa chế tác và chế biến thực phẩm chức năng từ tổ yến. Tỉnh này không những chi tiêu nhiều cho nghiên cứu khoa học mà còn tranh thủ vốn khoa học công nghệ của trung ương cho các công trình nghiên cứu nuôi yến.Công ty yến sào Khánh Hòa đã mở rộng tầm ảnh hưởng ra các tỉnh phía Nam, chuyển giao công nghệ xây dựng hàng trăm nhà nuôi yến, trong đó có nhiều nhà ở TP Hồ Chí Ninh.Tỉnh Khánh Hòa còn có dự án hỗ trợ nhân dân làm 50 nhà nuôi yến. Do đó tỉnh Khánh Hòa có thể được coi là đứng đầu cả nước về phát triển nuôi chim yến hiện nay.
                 Ninh Thuận cũng có những bước chuyển mình vượt bậc đánh dấu ấn trên bản đồ công nghiệp nuôi chim yến Việt Nam.Công ty Yến Việt ở tỉnh này đã chuyển mình từ môt công ty gia đình thành một công ty cổ phần phát triển vững chắc. Với sự đóng góp 7,5 triệu USD cùa Vina Capital, công ty đang phát triển mạnh theo hướng vừa nuôi chim yến, vừa chế biến tổ yến.
                 Tiền Giang với trung tâm nuôi chim yến Gò Công, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau…cũng đang vươn lên mạnh mẽ
Tp Hồ Chí Minh có khá nhiều thuận lợi cho việc trở thành một trung tâm của công nghiệp nuôi chim yến và thúc đẩy công nghiệp nuôi chim yến trong toàn quốc
            6.1 Có điều kiện tự nhiên thuận lợi: Khí hậu ôn hòa quanh năm, không quá nóng, không quá lạnh. Có nguồn thức ăn phong phú tại chỗ như rừng ngập mặn tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ quanh năm xanh tươi. Vị trí giữa miền Đông với núi rừng tự nhiên, rừng cây công nghiệp, hồ chứa nước và miền Tây với các cánh đồng lúa bao la là nguồn thức ăn sẵn có cho chim yến
            6.2 Có nguồn vốn lớn từ cá nhân tới các công ty, ngân hàng, vốn khoa học, vốn Nhà Nước khác
            6.3 Có hạ tầng cơ sở (nhà cửa…) có thể tận dụng nuôi chim yến lớn
            6.4 Nơi tập trung nhiều nguồn thông tin, nhiều nhà khoa học, các viện nghiên cứu và trường đại học
            6.5 Đã có nhiều nhà, phòng nuôi chim yến thành công.Đặc biệt Cần Giờ đã có khoảng  100 nhà nuôi chim yến lớn, đang hình thành một khu công nghiệp nuôi chim yến
          6.6 Tp Hồ Chí Minh còn là thị trường, là trung tâm thương mại, đầu mối lớn giao lưu quốc tế, kêu gọi đầu tư, xuất nhập khẩu…rất cần thiết cho sự phát triển công nghiệp nuôi chim yến
TP.HCM là địa phương có nhiều dự án, quy hoạch “treo” nhất cả nước
nhà đất bỏ hoang
Nhiều loại hình nuôi chim yến
 ở TP Hồ Chí Minh
Phố yến ở Cần Giờ TP HCM
          Nhưng rất tiếcThành phố chúng ta còn chậm so với nhiều tỉnh thành.Khoa học chưa được tận dụng.Qũy đất , vốn liếng còn hoang phí.Thông tin còn chậm….
              Mong rằng hội thảo này sẽ góp phần đánh thức tiềm năng phát triển công nghiệp nuôi chim yến của Thành Phố Hồ Chí Minh.Khi Thành Phố chúng ta tỉnh dậy, không những nhiều lợi ích kinh tế từ công nghiệp nuôi chim yến sẽ được đem lại cho Thành Phố mà Thành phố chúng ta còn đóng góp rất lớn cho sự hình thành và phát triển công nghiệp nuôi chim yến của Việt Nam, làm cho Việt Nam đuổi kịp các nước khác ở Đông Nam Á, góp phần tạo ra một sản phẩm xuất khẩu chủ lực mới cho nước ta


CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY

Xem thêm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sẽ có tại nhà bạn
Giao hàng miễn phí
sản phẩm trên 3.000.000đ
Thanh toán
Thanh toán khi nhận hàng
Hỗ trợ online
076 235 6788
076.235.6788
Vừa có đơn hàng được đặt tại Đà Nẵng