1
Bạn cần hỗ trợ?

[tintuc]




10. SỐ LƯỢNG CHIM YẾN CHO TỔ ĂN ĐƯỢC

Có nhiều phương pháp để tính số lượng chim yến ở mỗi vùng, các nhà Điểu học đã chọn phương pháp xác định sô lượng chim trên cơ sở số lượng tổ yến bán ra trên thị trường. Họ chọn thị trường Hồng Kông vì là hầu hết tổ yến được bán qua thị trường này.

Họ tính trên trọng lượng trung bình của mỗi tổ yến là 6 gr/tổ yến trắng và 9, 3 gr/ tổ yến đen, với những thông số giảm trừ hay cộng thêm kết hợp với những phương pháp khác như kỹ thuật đeo vòng, đếm số lượng chim bay ra khỏi tổ. Họ đã cho ra kết quả tổng số cá thể của loài chim yến cho tổ ăn được vào năm 1996 là 22.000.000 con, trong đó 8.000.000 con chim yến tổ trắng và 14.000.000 con chim yến tổ đen.
Ở Việt Nam có khoảng 186 con chim yến tổ đen và 750.000 con chim yến tổ trắng.
Kết quả ước tính số lượng chim yến cho tổ ăn được ở trên thế giới vào năm 1996.

Nước
Loài
Sản lượng (kg)
Tổng số chim
Nhà Điểu học
Indonesia
Yến tổ trắng
Yến tổ đen
75.000
200.000
7.031.200
12.510.000
Wirjoamotjo và Samedi, 1996; Raharjo et al.. 1996
Malaysia
Yến tổ trắng
Yến tổ đen
-
-
189.000
1.500.000
Basir, Gombek và cộng sự, 1996
Thái Lan
Cả 2 loại
4.536
850.000
Lau và Meville, 1994
Việt Nam
Yến tổ trắng
Yến tổ đen
3.658
-
750.000
Nguyễn Quang Phách, 1996
Myanmar
Yến tổ trắng
35
2.250
Sankaran, 1998
Đảo Nicobar (Ấn độ)
Yến tổ trắng
-
70-90
Fan và He, 1996
Trung Quốc
Yến tổ trắng
-
70-90
Fan và He, 1996
Tổng cộng
Yến tổ trắng
Yến tổ đen
Số chim tối thiểu cho cả 2 loài
-
-
-
8.000.000
14.000.000
22.000.000



·        Nguồn Nguyễn Quang Phách (1996)

11. SỐ LƯỢNG CHIM YẾN CHẾT MỖI NĂM

Tuổi thọ của loài chim yến cho tổ ăn có thể là khoảng 10 năm nhưng tuổi thọ trung bình chỉ vào khoảng 3,3 năm.
Các nhà Điểu học đã nghiên cứu và xác định tỷ lệ tử vong của lứa chim nó mới ra đời trong năm đầu là 50% và những năm sau là 16-32% mỗi năm.
Ở Việt Nam, các nhà Điểu học đã dùng phương pháp đeo vòng và đã thực hiện gần 4.000 con chim yến tổ trắng tại hang Chũ Thập ở Khánh Hòa từ năm 1982, bắt lại vào các năm 1984, 1986 và 1992, kết quả được thống kê như sau:

Chỉ tiêu (số con)
1982
1984
1986
1992
Số đeo vòng
3.952



Số chim bắt được kiểm tra

881
478
2.067
Tỷ lệ chim có vòng trong tổng số bắt được (%)

21,7
10,2
1,9
Tổng số chim của hang

10.328
10.553
9.918
Số có vòng còn ở hang

2.241
1.076
950
Tỷ lệ chim đeo vòng bị mất (%)

43,3
52
86,1

Kết quả được các nhà Điểu học phân tích là trong 2 năm đầu tỷ lệ chim đeo vòng bị mất là 21,7%, 2 năm tiếp theo là 26% và 6 năm sau là 14, 3% nên tính trung binh số chim đeo vòng bị mất mỗi năm là 20,2%

Đây là số tương đối cao không chính xác do là có một số Chim đeo vòng làm tổ ở các hang bên cạnh vì việc vợt bắt chim làm chúng sợ bỏ qua hang khác.

Hai năm sau chim quen dần với việc bắt chim nên tỷ lệ mất chim đeo vòng thấp đi.

Sáu năm không bắt nên tỷ lệ mất chim đeo vòng mỗi năm chỉ còn khoảng 14%.

Từ phân tích này kết hợp với kết quả nghiên cứu của nhà Điểu học Tarburton, 1987 là tỷ lệ tử vong hàng năm của chim yến Collocalia ở Fiji là 16-32%, các nhà Điểu học Việt Nam kết luận là tỷ lệ tử vong hàng năm của chim yến tổ trắng ở Việt Nam có thể là 18-22%.

Như vậy ở Việt Nam vào năm 1996, trong thiên nhiên hoang dã số chim yến đã tử vong là 135.000-165.000 con với nhiều nguyên nhân khác nhau

(750.000 x 18% ===> 750.000 x 22% = 135.000-165.000 con)

12. TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHIM YẾN

Các nhà Điểu học đã nghiên cứu và kết luận môi trường chung quanh có tác động rất lớn đến đời sống của loài chim yến tổ trắng và các loài chim yến khác

12.1. Nhiệt độ ảnh hưởng đến kích thước, trọng lượng và tổ yến

Các loài chim yến tổ trắng chịu ảnh hướng của vùng khí hậu. Theo qui luật của Bergmann “kích thước của các loài chim ở vùng khí hậu lạnh thường có xu hướng lớn hơn ở vùng khí hậu ấm” nên các phân loài chim yến tổ trắng C. fuciphaga ở vùng Nam Indonesia, Malaysia ( -10 0S đến 5 0N) có trọng lượng 12-13 gr/con nhỏ hơn các phân loài C. f germani ở Việt Nam (8- 20 0N) có trọng lượng cơ thể 13, 5-15 gr/con.

Ở Việt Nam có 2 vùng khí hậu khác nhau, miền Bắc (từ vĩ tuyến 17 N trở ra) có mùa đông lạnh và ẩm không thuận lợi cho chim yến sinh sống nên số lượng chim có rất ít, miền Nam (từ vĩ tuyến 17 N trở vào) chỉ có mùa mưa và mùa khô thuận lợi cho chim yến sinh sống nên có số lượng nhiều.

Trong miền Nam, quần thể chim yến ở phía Nam từ Khánh Hòa trở vào (8-130N) có trọng lượng cơ thể trung hình 13,5 gr/con, đuôi dài 50,7 mm, kích thước tổ R= 50 mm, D= 60 mm nhỏ con hơn quần thể chim yến ở phía Bắc từ Khánh Hòa trở ra (14-16 0N) có trọng lượng cơ thể trung binh l4,7 gr/con, đuôi dài 53, 7 mm, kích thước tổ R= 62 mm, D= 68 mm.

Năm nào nhiệt độ từ tháng 12 đến tháng 1 lạnh thì chim chậm làm tổ.

Ở Khánh Hòa, năm 1985 nóng hơn năm 1983 là 1 0C nên chim làm tổ sớm và nhanh hơn, năm 1999 nhiệt độ đầu năm lạnh hơn đầu năm 1998 đến 2 0C nên chim làm tổ muộn hơn những năm trước đến 20 ngày.

12.2. Lượng mưa ảnh hưởng đến sản lượng tổ của chim

Các nhà Điểu học đã nghiên cứu và kết luận lượng mưa và thời gian mưa mỗi năm có tác động đến chu kỳ sinh trưởng của chim yến.

Mưa làm các khu hệ thực vật ở chung quanh khu vực sinh trưởng phát triển tốt dẫn đến sự phát triển tăng lượng côn trùng sinh sống trong vùng làm thức ăn cho chim Nguồn côn trùng làm mồi ăn dồi dào sẽ giúp chim sớm tích lũy năng lượng đầy đủ để thành thục sinh sản là nhiệm vụ duy trì nòi giống làm tố -đẻ trứng ấp trứng mớm mồi cho chim non.

Số lượng tổ yến tăng giảm tỷ lệ thuận với lượng mưa của 6 tháng đầu năm và tỷ lệ nghịch với lượng mưa của 6 tháng cuối năm trong vùng.

Số lượng chim tăng vào năm sau tỷ lệ thuận với lượng mưa của 6 tháng cuối năm và tỷ lệ nghịch với lượng mưa của 6 tháng đầu năm trong vùng.

Trong mối tương quan này, yếu tố côn trùng mồi của chim yến là chính.

Năm 1997-1998 hiện tượng El Nino tác động mạnh ở Việt Nam, các hệ thực vật của khu vực kiếm ăn của Chim bị khô hạn nặng không phát triển nên số lượng côn trùng giảm sút nghiêm trọng, kết quả số tổ yên thu được ở Khánh Hòa giảm 11.000 tổ so với năm trước, ở Bình Định số tổ thu cũng giảm hơn 10%.

12.3. Gió ảnh hưởng đến tốc độ làm tổ của chim

 Tốc độ gió ảnh hưởng đến việc làm tổ của chim yến.

Gió cấp 6 trở lên chim yến ngưng làm tổ.

Gió thổi làm loãng mật độ côn trùng tập trung trong không trung nên chim không săn bắt mồi được, phải bay nhiều hơn và mạnh hơn để bắt mồi nên dễ bị đói. Năng lượng không được bù đắp và tích lũy kịp thời nên chim không còn đủ năng lượng để làm tổ.

Chim yến ở Côn Đảo phải đi xa kiếm mồi. Vào mùa làm tổ từ tháng 12 đến tháng 1 là mùa gió chướng nên chim làm tổ chậm hơn chim ơ vùng khác gần đất liền.

12.4. Cấu trúc và khí hậu trong ảnh hưởng đến chim làm tổ

Các khảo sát cho thấy cấu trúc nơi chim yến trú ở ảnh hưởng số lượng chim sống và làm tổ.

Trong hoang dã, ở Đà Nẵng và Bình Định, mỗi tỉnh có 4 hang yến khai thác mỗi năm 700-800 kg tổ yến, ở Khánh Hòa có 30 hang yến khai thác mỗi năm 2.500 kg/năm.

Chim yến sinh sống tập trung ở các hang lớn như ở Côn Đảo là hang Bông Lau, ở Khánh Hòa là hang Trống hòn Ngoại, ở Bình Định là hang Cả bán đảo Phước Mai, ở Đà Nẵng là hang Khô hòn Khô, sản lượng tổ yến ở các hang này nhiều nhất.

Hang Niah ở Sarawak là hang lớn nhất thế giới có khoảng 1.500.000-l.700.000 chim yến sinh sống. Lý do nơi ở càng rộng càng thông thoáng khí hậu ổn định phù hợp với đặc tính sinh lý nên chim tập trung về trú ở nhiều.

Cấu trúc nền đáy hang là đáy đá hay đáy nước cũng ảnh hưởng đến sự trú ngụ và làm tổ của chim.

Khảo sát các hang yến ở Khánh Hòa, số hang đá nước chiếm 55-60% có sản lượng tổ chiếm 87,8%, ngược lại sản lượng tổ có trong hang đáy đá chỉ có 12, 3%.

Các nhà khoa học đã đo đạc thấy hàm lượng Oxy trong hang đáy đá chỉ có 14-15% còn trong hang đáy nước là 19%. Lý do sông nước trong hang đáy nước đập vào vách hang giúp không khí trong lưu thông thay đổi tốt hơn và nhiệt độ trong hang đáy nước ít thay đổi.

Khảo sát hang nền đáy đá thấy có nhiều hang cửa quay hướng Bắc độ ẩm trong hang cao 80-90% vào mùa gió Đông Bắc nhưng giảm thấp còn 50-60% vào mùa gió Tây Nam. Độ ẩm này do gió từ ngoài đưa vào và khi giảm xuống dưới 80% thì tổ yến rộp chân bị rơi.

Hang Tò Vò cù lao Chàm là hang đáy đá miệng hang quay hướng Bắc, vào tháng 7 nhiệt độ cao nên độ âm thấp 65-70% làm khoảng 30% của 4.500 tổ yến trong hang bị dộp chân rơi xuống.

Hang Tối hòn Đun Khánh Hòa có cửa hang hướng Đông Nam, vào tháng 1-2 độ ẩm còn 70-75% làm gần 50% tổ yến rơi do bị tập chân, vào tháng 4 mùa gió Tây Nam độ âm tăng lên hơn 80% thì tổ yến bình thường không bị rơi.

Đây là những yêu cầu kỹ thuật rất quan trọng đã được xác định, cần nghiên cứu và thực hiện khi quyết định xây nhà yến.

Các nhà khoa học còn kết luận là cấu trúc hang tạo ra màu sắc tổ yến hang đáy đá tổ yến màu trắng, hang đáy nước tổ yến màu ngả vàng do tổ bị ngâm bụi nước biển của sóng vỗ vào vách hang.

Ở một số hang như hang Chữ Thập, hang Lỗ Tối và hang Trống của Khánh Hòa, trong hang có một số vùng vách đá bị ăn mòn nước thấm chảy xuông làm một số vách đã đổi thành màu đổ nên tổ yến ở đây có màu đó gọi là yến huyết hay có màu da cam gọi là yến hồng.

Sản lượng yến huyết và yến hồng có liên quan với lượng mưa mỗi năm. Năm nào mưa nhiều thì tổ đổ nhiều và màu đỏ tươi đẹp. Năm nào mua ít thì tổ ít và màu sắc không đẹp.

Phân tích các tổ yến màu có hàm lương sắt cao hơn ở tổ yến trắng.

12.5. Mồi ăn côn trùng ảnh hưởng đến sự phát triển bầy đàn và tổ chim yến

Chim yến ăn côn trùng nhỏ bay trong không khi nên sự biến động về chủng loài hay số lượng của côn trùng sẽ ảnh hưởng đến việc xây tổ, sinh sản và phát triển số lượng của chim yến.

Các khảo sát của các nhà Điểu học Việt Nam từ năm 1995-1997 về “số lượng côn trùng trong không khí tại Khánh Hòa đã thấy là năm 1995 có số lương thấp hơn 2 năm 1996-1997 và trong năm vào các tháng mùa khô có số lượng cao nhất nên kết luận là “Đỉnh sản lượng tổ yến đi sau đỉnh lượng mua 6 tháng cuối năm và trùng vào đỉnh lượng mua 6 tháng đầu năm. Thời điểm số lương chim yến tăng trùng với đỉnh lượng mua 6 tháng cuối năm và giảm thấp vào đỉnh lượng mưa 6 tháng đầu năm”.

Nguyên nhân là lượng mưa cao và kéo dài giúp cho hệ thực vật phát triển kéo theo sự sinh trưởng mạnh và tăng số lượng của côn trùng trong khu vực. Chim ăn nhiều côn trùng tích lũy đủ năng lượng sẽ khỏe hơn và làm tổ to hơn. Lượng mưa 6 tháng đầu năm cao côn trùng phát triển tăng quần đàn trùng vào thời gian chim nuôi con nên tỷ lệ chim non sống nhiều hơn và làm cho quần thể chim tăng lên.

Phân tích số liệu thức ăn của chim yến cho thấy số lượng côn trùng có xu hướng tăng theo hướng Bắc Nam Chim yến ở phía Bắc tỉnh Khánh Hòa làm tổ sớm hơn 15 ngày so với chim ở phía Nam tỉnh. Chim yến ở Bình Định Đà Nẵng làm tổ sớm hơn chim yến ở Khánh Hòa khoảng 15 ngày.

Thời gian nuôi con của chim yến ở Bình Định và Đà Nẵng là tháng 6-8, lý do tháng 6-8 là mùa khô hạn do gió Lào gây ra và có mưa bão nên chim yến ở đây phải tạo mùa sinh sản sớm hơn để tránh các điều kiện bất lợi cho chim non.

12.6. Khai thác tổ yến ảnh hưởng đến chim làm tổ và sinh sản

Con người đã khai thác tổ yến quá mức, lạm sát chim non và vứt bỏ trứng nên khả năng tăng đàn, tăng sản lượng tổ của chim yến trong hoang dã rất chậm.

Trong 4 thập kỷ qua từ năm 1970 sản lượng tổ yến luôn giảm. Theo khảo sát của các nhà khoa học sản lượng tổ yếu ở Trung Quốc đã giảm 99%, Thái Lan giảm 33%, Philippines giảm 50%, Malaysia giảm 90% ở hang yến Niah Sarawak và giảm 43% ở Baram

13. TỶ LỆ TĂNG ĐÀN CỦA CHIM YẾN TỔ TRẮNG

Các nhà khoa học khi nghiên cứu tỷ lệ tăng đàn của chim yến họ nghiên cứu tỷ lệ chim non chết ở năm đầu tiên và đã phát hiện là hầu hết là chim non trẻ sau khi rời tổ không quay lại hang nơi sinh ra. Có thể có nhiều lý do như đặc tính di truyền là chim non trẻ đi tìm tạo lập một giang sơn, gia đình riêng.

Căn cứ vào các số liệu thu thập được trong nhiều năm của chim yến ở Việt Nam các nhà khoa học đã áp dụng phương pháp suy đoán từ các dữ liệu và xác định được các tỷ lệ: tỷ lệ tử vong là 20% năm, tỷ lệ sinh sản thành công của lứa sau là 60%, mỗi đôi yến cho ra 1-2 con/năm, tỷ lệ tăng số tổ năm sau ở Việt Nam là 10%, sản lượng yến sào của Đà Nẵng mỗi năm tăng 12% Bình Định là 7%, Khánh Hòa 5%.

Các nhà khoa học đã tính toán là trong 100 tổ yến có 200 con, số con chết là 40 con, số con sinh ra 120 con và sau 1 năm có 110 tổ yến là 220 con.

Như vậy, với số chim yến còn lại là 160 con sẽ cho 80 tổ, để có được 110 tổ số chim yến mới phải làm 30 tổ là 60 con nên trong 120 con mới ra đời khi rời tô sẽ mất 60 con tỷ lệ khoảng 50%.

Với suy luận này, các nhà Điểu học Việt Nam kết luận là chim yến non bị chết trong năm đầu là 50% và tỷ lệ tăng số tổ là 10% năm, nhưng chim tăng đàn không phải tại hang hay nhà yến nơi chúng sinh ra mà tại các hang yến hay nhà yến khác trong vùng và lân cận, trên đường đi kiếm mồi ăn và tại vùng có mồi ăn.




Trích Phần 1, mục 10-13. Sách “Chim yến – Đầu tư và kỹ thuật xây dựng nhà khai thác tổ yến”, tác giả: Nguyễn Chung, nhà xuất bản nông nghiệp, Mời bạn đọc theo dõi tiếp phần 2 ở bài viết tiếp theo.
Mọi chi tiết xin liên hệ : Tư vân nuôi yến - Chuyên âm thanh dụ yến vào nhà hiệu quả nhất hiện nay
Đc: 5/6 Mai Hắc Đế, P15, Q8, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0978 500 431<<>> 0126 23 5678 8
Email:minhtanbk@gmail.com
Website : http://www.tuvannuoiyen.com/
[/tintuc]
 


CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY

Xem thêm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sẽ có tại nhà bạn
Giao hàng miễn phí
sản phẩm trên 3.000.000đ
Thanh toán
Thanh toán khi nhận hàng
Hỗ trợ online
076 235 6788
076.235.6788
Vừa có đơn hàng được đặt tại Đà Nẵng