1
Bạn cần hỗ trợ?

[tintuc]
7. CHIM YẾN ĐẺ TRỨNG

Chim yến 1 năm tuổi là đã kết đôi sinh sản, chúng kết đôi cả đời, cả hai cùng ấp và cùng nuôi con.

Vào tháng 3 mỗi năm là mùa chim yến động dục sinh sản, chim làm tổ xong là bay lượn trước cửa kêu ríu rít liên tục trong nhiều giờ và khoảng 10 ngày sau là chim đẻ trứng trong tổ.

Mùa sinh sản của chim yến tổ trắng thay đổi theo từng vùng, từ Bình Định trở ra chim đẻ trứng vào giữa tháng 3, từ Khánh Hòa trở vào chim đẻ trứng vào cuối tháng 3.

Chim yến tổ trắng ở Thái Lan và Philippines cùng một phân loài ở Việt Nam thì sinh sản theo mùa nhưng chim yến tổ trắng ở Malaysia, Indonesia thì đẻ quanh năm

Theo tài liệu của Nha Ngư nghiệp Sài Gòn (1974) và của Nguyễn Quang Phách (1983) cho thấy trong cả 2 lứa đẻ chỉ có 72% số tổ có 2 trứng, 22% sô tổ có 1 trứng, 6%
số tổ không trứng và rất ít số tổ có 3 trứng.
Khả năng tạo trứng của lứa đẻ lần thứ 2 thường thấp hơn lần đầu. Nếu thu tổ liên tục chim không có thời gian tái tạo lại năng lượng để phục hồi sức thì số tổ không trứng chiếm 35-40% và số tổ có 2 trứng giảm chỉ còn 10-12%

Chim yến tổ trắng Việt Nam đẻ vào lúc 2-4 giờ sang. Trứng thứ hai đẻ sau trứng thứ nhất là 3 ngày và có thể tới ngày thứ 6 nhưng thời gian trứng nở chỉ cách nhau 1,6 ngày và tối đa là 4 ngày vì sau khi đẻ lần thứ 2 chim mới ấp.

Nhiệt độ ở tổ ấp là 33,5-34 0c, thời gian ấp là 26-29 ngày.

Tỷ lệ trứng nở tự nhiên là 88-89% cho lứa đẻ đầu và 73-74% cho lứa đẻ sau.

Chim non rời tổ ở lứa đầu là 87%, ở lứa đẻ sau là 53% nhưng nếu bị khai thác tổ liên tục thì số chim non rời tổ chỉ còn 18-20%.

Khai thác lấy tổ nhiều lần trong năm thì đàn chim yến tăng đàn rất chậm và có thể khẳng định là sụt giảm nghiêm trọng từ 10-20% mỗi năm, giảm cả số lượng chim và giảm sản lượng tổ rất nhanh chóng do chim mất cân bằng năng lượng vì phải làm tổ và ấp trứng. Đây là kết quả nghiên cứu trong 2 thập niên 1970-1990 ở các nước Đông Nam Á có nguồn lợi tổ yến thiên nhiên.

8. SINH TRƯỞNG CỦA CHIM YẾN NON

Sau 11 ngày ấp, tim phôi trứng đã xuất hiện, ngày thứ 15 thì tim phôi đập mạnh và thấy rõ, quá trình sinh trường của chim yến tổ trắng non được ghi nhận như sau:
Ngày tuổi
Trọng Lượng (gr)
Đặc điểm tăng trưởng
Mới nổ
1,3-1,5
Da màu hồng nhạt còn nhăn nheo, mắt nhắm, trần trụi chưa có lông
1-2
2-2,4
Da màu hồng nhạt thịt căng, bụng no tròn
4
3-5
Xuất hiện mầm long màu đen dưới da
8
6,8-7,5
Ở mép cánh và đuôi xuất hiện gai lông nhô lên
9
7,2-8
Ống lông cánh sơ cấp đã xuất hiện
13
10,8-12,8
Ống lông mọc rõ ở nhiều vùng cơ thể, phiến lông màu đen mọc ở vùng đuôi và lưng
14
12,5-13
Phiến lông với chớp màu đen đã mọc thêm ở cánh và có lông bao cánh
17
12,8-13,3
Phiến lông mọc nhiều khắp cơ thể
22
14,2-14,6
Phiến lông cánh đã mọc dài bằng phần lông bao cánh
28
13,8-14
Lông cánh mọc hoàn chỉnh
32
13,8-14
Lông đuôi ngoài đã phát triển hoàn chỉnh
36-37
13,8-14
Lông đuôi thứ hai và lông cánh sơ cấp thứ 7 đã mọc hoàn chỉnh
40-43(chim rời tổ)
13,7-14,2
Lông đuôi thứ 8 và long cánh sơ cấp thứ 8 đã mọc hoàn chỉnh (chim có 10 lông đuôi)

Nguồn: Nguyễn Quang Phách

Ở lứa đẻ lần đầu, chim non rời tổ vào ngày thứ 43 sau khi nở, còn ở lứa thứ hai thì phải 45-47 ngày tuổi khi lông cánh sơ cấp thứ 7 mọc hoàn chỉnh và trọng lượng cơ thể chim non là 14,4-14,7 gr

Chim non ở lứa thứ 2 phát triển chậm và ở tổ lâu hơn nhưng trọng lượng khi rời tổ nặng hơn do chất lượng lứa đẻ sau thấp hơn lứa đẻ đầu và chất lượng cục mồi từ miệng chim bố mẹ giảm thấp do hết tuyến nước bọt. Trọng lượng chim non nặng hơn vì ở tổ lâu hơn được móm mồi nhiều hơn.

Chim yến tổ đen non phát triển chậm hơn và ở lâu trong tổ 54-63 ngày, trọng lượng chim lúc rời tổ nặng hơn 21-22 gr.

9. CHIM YẾN THAY LÔNG

 Bộ lông vũ của chim, ngoài tác dụng chính là giúp chim bay lượn còn có thêm 2 tác dụng là cách nhiệt, điều nhiệt giúp bảo vệ điều hòa thân nhiệt khi thời tiết môi trường thay đổi và bảo vệ cơ thể chim tránh được tác động cơ học bên ngoài.

Lông chim dễ bị hư hỏng theo thời gian nên tác dụng bảo vệ thân chim cũng sẽ giảm vì vậy chim có cơ chế thay lông mỗi năm.
Trong thời gian thay lông tạo một bộ lông mới, thân nhiệt của chim tăng lên 1 0C so với bình thường, tỷ lệ trao đổi chất cũng tăng lên làm tiêu hao nhiều năng lượng.

Mức tiêu hao trong thời kỳ chim thay lông nhiều hơi trong quá trình làm tổ, sinh sản và ấp trứng.

Chim yến tổ trắng có chu kỳ thay lông và chu kỳ sinh sản diễn ra ở hai thời điểm khác nhau nên giúp cho chim có thời gian thu thập năng lượng để thực hiện. Thời gian thay lông thường là sau thời kỳ làm tổ và sinh sản.

Khảo sát thời kỳ thay lông của chim yến tổ trắng ở Việt Nam là khoảng 5 tháng từ đầu tháng 6 đến cuôi tháng 10. Gần như 100% số chim trong đàn đều thay lông cánh và đuôi vào giữa tháng 7 đến giữa tháng 9 và không dính mùa sinh sản vì chim non lứa đầu bay khởi tổ vào giữa tháng 7.

Đối với số chim yến có sinh sản lứa thứ hai thì khoảng 30% số chim trong đàn có thời gian sinh sản trùng với thời gian thay lông vì do bị con người lấy mất tổ lứa đầu nên làm số chim này phải tiêu tốn năng lượng nhiều gấp 2- 2,5 lần trong một thời gian nên có nhiều chim kiệt sức chết.

Chim yến tổ trắng ở Malaysia và Indonesia và chim yến tổ đen sinh sản quanh năm nên chu kỳ thay lông trùng vào mùa sinh sản.


Trích Phần 1, mục 7-9. Sách “Chim yến – Đầu tư và kỹ thuật xây dựng nhà khai thác tổ yến”, tác giả: Nguyễn Chung, nhà xuất bản nông nghiệp, Mời bạn đọc theo dõi tiếp mục 10-13, phần 1 ở bài viết tiếp theo.

Mọi chi tiết xin liên hệ : Tư vân nuôi yến - Chuyên âm thanh dụ yến vào nhà hiệu quả nhất hiện nay
Đc: 5/6 Mai Hắc Đế, P15, Q8, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0978 500 431<<>> 0126 23 5678 8
Email:minhtanbk@gmail.com
Website : http://www.tuvannuoiyen.com/

[/tintuc]


CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY

Xem thêm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sẽ có tại nhà bạn
Giao hàng miễn phí
sản phẩm trên 3.000.000đ
Thanh toán
Thanh toán khi nhận hàng
Hỗ trợ online
076 235 6788
076.235.6788
Vừa có đơn hàng được đặt tại Đà Nẵng