1
Bạn cần hỗ trợ?

[tintuc]

Chương 2
CÁC CÁCH ĐỂ THÀNH CÔNG


Làm sao để nuôi yến thành công ?

Có 3 cách cơ bản. Mà thực thì thì đều phải mất phí và thơi gian. Có điêu số tiên mất và thời gian mát, tỷ lệ giữa chúng có khác nhau.

I. CÁCH THỨ NHẤT: THUÊ ĐƯỢC ĐÚNG CHUYÊN GIA, NHÀ THẦU GIỎI

            Có người không biết xây dụng, và thậm chí không cần biết giá cả gạch ngói, xi măng… thế nào, vẫn có được một cái nhà đẹp, chắc chắn, giả cả hợp lý. Bí quyết ở đây là anh ta biết chọn đúng nhà thầu. Không phải ngẫu nhiên mà anh ta chọn được nhà thầu tốt. Anh ta phải chi phí học để biết các nguyên tắc chọn nhà thầu và phải tìm hiểu, kiểm tra năng lực thực sự của nhà thầu trước khi ký hợp đồng, phải ký kết được hợp đồng với các điều khoản đảm bảo và kiểm tra sát sao quá trình thì công thực hiện hợp đồng.

             

Bạn có thế làm như thể với việc xây dựng nhà yến cho mình. Có rất nhiều công ty, tập thể, cả nhân trong nước hay từ Indonesia, Thái Lan, Malaysia tự giới thiệu, quảng cáo trên báo chỉ, internet, nhiều trang web rất màu mè, rất đẹp; có khi là người thân giới thiệu cho bạn là người này, người kia có thể xây dụng nhà nuôi yến chìa khóa trao tay cho bạn. Thật là tốt khi bạn có nhiều thứ để lựa chọn. Nhưng khó khăn là ở chỗ biết chọn ai bây giờ? Ai là thật? ai là giả? ai tốt? ai chưa tốt? ai hay? ai giờ?... Mua một cây giống, một con bò giống đã khó, huống gì chọn người làm nhà nuôi yến, bỏ ra hàng chục hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng chứ đâu phải ít.

            Cái việc “chọn mặt gửi… làm ra mỏ vàng trắng” cần rất thận trọng. Sau đây gợi ý với bạn cách làm sao chọn được nhà thầu tốt:
-         Tiếng tăm, thương hiệu: Nhà thầu có thương hiệu nổi tiếng thường đáng tin hơn người chưa có thương hiệu.
-         Tuổi tác, tuổi nghề của công ty hay chuyên gia: “thợ già con hát trẻ” đó là nguyên tắc các cụ ta vẫn thường dùng trong nhiều công việc cần thuê. Người có tuổi thường chín chắn, từng trái, có nhiều kinh nghiệm và đứng đắn hơn người trẻ. Trong các nghề đòi hỏi tay nghề có kinh nghiệm như bác sĩ, nhà giáo, thợ mộc... ai cũng thấy điều đó.
-         Trình độ, bằng cấp: Y tá có thể tiêm, truyền dịch rất giỏi, nhưng chẩn đoán, chữa các bệnh khó thì bác sĩ thường vẫn tốt hơn.
-         Giá cả: không phải rẻ là tốt. Nhiều người ham rẻ có thể mắc bẫy. Nguyên lý là “tiền nào của nấy”. Nhưng giá cao cũng chưa hẳn là tốt, ví dụ có người mua công nghệ Malaysia tốn hàng triệu đô la cho một dự án, hàng trăm đô la cho mỗi mét vuông nhà yến mà không có chim vào.
-                     Xuất xứ công nghệ: Nhiều công ty, người chuyển giao tự khoe công nghệ của họ là của Indonesia, của Malaysia... họ thừa hiểu là tại Indonesia, hay Malaysia cũng có hàng tá nhà chuyển giao công nghệ, “tốt” có, “rởm” có, cũng như ở nước ta mà chính người bản xứ cũng còn bị lừa. Song họ muốn đánh vào tâm lý chuộng hàng ngoại của mình. Huống hồ về nông sinh không phải công nghệ ngoại là tốt, là phù hợp với ta. Cùng giống cam trồng ở Bố Hạ thì ngon ngọt nhưng trồng ở Đà Lạt thì chưa. Kỹ thuật trồng rừng ở đất cát ven biển Quảng Trị khác ở đất núi Lai Châu. Khí hậu nước ta khắc nghiệt hơn, một số điều kiện tự nhiên và xã hội khác Malaysia và Indonesia. Vì thế có thể cắt nghĩa vì sao họ và cả thầy của họ bị thất bại ở nơi này, nơi kia. Nhân dân ta có trí thông minh, học hỏi và sáng tạo, ta nên chọn công nghệ đã được tổng kết, hoàn thiện, thử thách thực tế ở nước ta.

            Sau khi xác định được một vài công ty hay một vài người có thể giao thầu, ta phải kiểm tra năng lực thực sự của họ. Đề nghị được vào xem nhà yến họ đã làm. Ta còn cần phải bí mặt, chủ động tìm một số nhà yến khác mà họ đã làm, xem xét kết quả thực hu thể nào, tỷ lệ thành công bao nhiêu? rồi mới quyết định lựa chọn.

            Bước tiếp là soạn thảo và ký kết hợp đồng. Trong đó không thể quên các điều khoản chi tiết về số lượng, chất lượng các hạng mục, trang thiết bị, về bảo hành, về trách nhiệm. Nhà thầu cần đảm báo bằng tài chính công nghệ của họ (ví dụ cam kết trả lại tiền nếu sau một khoảng thơi gian cụ thể mà không có chim yến vào ở và kèm theo là để lại một khoản tiền kha khá làm tin). Ngoài xây dụng, trong hợp đồng phải có các điều khoản chuyển giao công nghệ, đào tạo công nhân, cán bộ.

            Cuối cùng là phải sâu sát kiểm tra đốc thúc, giám sát công trình.

            Vì làm nhà xong, phải có một thời gian mới đánh giá được kết quả. Trong thời gian này ta phải quan tâm, theo sát kiêm tra sự hoạt động của các trang thiết bị, có gì hỏng hóc phải yêu câu nhà thâu chỉnh sửa ngay.

            Nếu bạn đủ năng lực tài chính và đủ kinh nghiệm chọn nhà thầu thì việc nuôi chim yến gần như đã đảm báo thành công và bạn không cần đọc tiếp cuốn sách này nữa.

II. CÁCH THỨ 2: CHỌN NGƯỜI CÓ CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HỢP TÁC ĐẦU TƯ

            Bạn có đất, có vốn, hoặc thiếu vốn và sợ mình chưa nắm vững công nghệ, muốn “ăn chắc” thì nên vận dụng bí quyết này. Vấn đề là tìm được nhà công nghệ (như trên đã nêu) và làm sao thuyết phục được người có công nghệ kỹ thuật hợp tác với mình, tỷ lệ ăn chia, biện pháp bảo đảm cho việc này, mức độ tin cậy lẫn nhau và chính sách của đơn vị chuyển giao công nghệ... quyết định kết quả cho thương vụ này. Nói chung để nắm được các bí quyết công nghệ, bạn không nên so tính thiệt hơn quá.


III. CÁCH THỨ 3: TỰ MÌNH HỌC HỎI NGHIÊN CỨU ĐỂ NẮM BẮT CÔNG NGHỆ RỒI TỰ LÀM

            Không có gì hay bằng mình đủ trình độ nắm bắt công nghệ, tự mình làm cho mình, không phải thuê ai. Đây là kế lâu dài.

            Nhưng ta phải biết việc này cũng tổn hao khá nhiều thời gian và tiền bạc, và cũng đẩy may rủi. Mình học không đến nơi, làm không đến chốn có khi phải trả giá đắt cho phí “ngu”.

            Việc đầu tiên là bạn phải tìm sách, tìm thấy để học. Bạn nên theo học một vài lớp dạy nuôi chim yến. Mỗi lớp chỉ tốn vài ba triệu với vài ba ngày. Bạn đã biết chân lý “người đáng sợ là người chỉ đọc một cuốn sách”, cuốn sách, ông thầy hay mấy thì cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ không đáng tin, thậm chí có nhiều chỗ sai. Trong công nghệ, kỹ thuật có người, có quốc gia cố tình nói sai, viết sai để đánh lừa kẻ khác mục đích làm cho họ luôn tụt hậu so với mình. Cái cần làm thì có khi họ bảo không nên làm và ngược lại. Có rất nhiều bí quyết họ dấu, không bao giờ dạy mình. Vậy là ta phải tìm nhiều sách, nhiều thầy và phải dùng trí xét đoán. Nhiều người còn chi phí ra nước ngoài học. Chúng tôi có quan hệ với một số trung tâm ở Malaysia, Indonesia có thể giúp bạn sang học.

            “Học thầy không tày học bạn ” Trong các lớp học nuôi yến có khá nhiều ngươi đã nuôi, đã bị thất bại, đã học Ở đâu đó một số bí quyết, kỹ thuật; trong giờ giải lao cố gắng quan hệ và thảo luận trao đổi với họ. Kinh nghiệm thành bại của họ là rất bổ ích cho bạn.

            Đôi khi phải bỏ một ít tiền ra làm thử một nhà yến nhỏ để tự khẳng định mình. Nói là ít nhưng phải đủ, vì tiết kiệm quả, làm không đến nơi, thất bại, có khi phản tác dụng, làm bạn nhụt chỉ. Nhưng nếu có thất bại, bạn chở nản. “Thất bại là mẹ thành công” đó.

            Cuốn sách này sẽ rất bổ ích cho các bạn ham học hỏi và quyết tâm làm chủ công nghệ nuôi chim yến. Nó có thẻ giúp bạn làm thứ căn nhà nuôi yến đầu tiên của mình. Nếu thực sự muốn thế, xin bạn đọc tiếp, và nhớ vừa đọc vừa ngẫm nghĩ nhé.


Trích chương 2 - Sách Nghề nuôi chim yến, tác giả: Lê Võ Định Tường, Chủ nhiệm chương trình: Nguyễn Lân Hùng, nhà xuất bản nông nghiệp  
Mời bạn đọc theo dõi tiếp chương 3


Mọi chi tiết xin liên hệ : Tư vân nuôi yến - Chuyên âm thanh dụ yến vào nhà hiệu quả nhất hiện nay
Đc: 5/6 Mai Hắc Đế, P15, Q8, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0978 500 431<<>> 0126 23 5678 8
Email:minhtanbk@gmail.com
Website : http://www.tuvannuoiyen.com/

[/tintuc]


CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY

Xem thêm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sẽ có tại nhà bạn
Giao hàng miễn phí
sản phẩm trên 3.000.000đ
Thanh toán
Thanh toán khi nhận hàng
Hỗ trợ online
076 235 6788
076.235.6788
Vừa có đơn hàng được đặt tại Đà Nẵng